ẢNH HƯỞNG CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ CÂY GỪNG GIÓ (ZINGINBER ZERUMBET) LÊN SỰ TĂNG SINH, CHU KỲ TẾ BÀO, APOPTOSIS VÀ KHẢ NĂNG DI TRÚ CỦA TẾ BÀO UNG THƯ DẠ DÀY AGS

  • Nguyễn Phú Hùng, Lê Thị Thanh Hương, Mai Văn Linh, Trần Văn Phi
Từ khóa: Ung thư dạ dày; Gừng gió; Di trú tế bào; Apoptosis; Chu kỳ tế bào

Tóm tắt

Ung thư dạ dày là dạng ung thư ác tính và phổ biến trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị hiện nay đối với ung thư dạ dày, song tỷ lệ chết vì loại ung thư này còn cao, đòi hỏi tiếp tục phải nghiên cứu tìm kiếm các loại thuốc và chế phẩm hỗ trợ điều trị mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động của dịch chiết ethanol từ lá của cây Gừng gió lên sự tăng sinh, chu kỳ tế bào, apoptosis bằng các phân tích MTT, Flow cytometry và di trú tế bào. Kết quả cho thấy rằng, dịch chiết ethanol từ lá cây Gừng gió làm chậm sự tăng lên về số lượng của tế bào AGS với giá trị IC50 trong 48h xử lý là 2,09 mg/mL. Ở nồng độ 0,2 mg/mL, dịch chiết đã làm dừng chu kỳ tế bào ở pha G0/G1 với tỷ lệ tích lũy tế bào ở pha này là 74,4% so với 66,9% ở mẫu đối chứng. Tỷ lệ apoptosis tăng lên 14,0% (0,2 mg/mL) và 61,2% so với 4,4% ở mẫu đối chứng. Xa hơn nữa, dịch chiết từ lá cây Gừng gió đã làm giảm khả năng di trú của tế bào AGS. Dữ liệu thu được từ nghiên cứu này cho thấy, Gừng gió là cây thuốc tiềm năng để chống lại ung thư dạ dày.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)