BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ĐẾN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC – Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

  • Nguyễn Hồ Thanh
Từ khóa: Bước chuyển tư tưởng; Chủ nghĩa yêu nước; Chủ nghĩa Mác – Lênin; Nguyễn Ái Quốc; Việt Nam

Tóm tắt

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra nhiều tên tuổi vĩ đại, vừa là anh hùng dân tộc, vừa là nhà tư tưởng lớn. Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua nhiều nhà yêu nước đương thời để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết triệt để vấn đề khủng hoảng đường lối cách mạng của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin ở Người không chỉ là sự truyền bá, phổ biến tư tưởng tiến bộ của các nhà kinh điển mà được phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng của Người, từ một nhà yêu nước chân chính đã trở thành tư tưởng của một nhà mácxít, chủ nghĩa yêu nước ở Người đã thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành đỉnh cao của tư tưởng Việt Nam thế kỷ XX. Trong bài viết này, tác giả tiếp cận nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần làm nổi bật bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, thông qua đó, nghiên cứu này còn rút ra ý nghĩa, bài học của bước chuyển tư tưởng đó đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay, minh chứng cho bước chuyển tư tưởng mà Người đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-20
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)