NGHIÊN CỨU XỬ LÝ CHẤT NHUỘM MÀU DIRECT BLACK 22 BẰNG VẬT LIỆU Mg/Al LDH- ZEOLIT

  • Nguyễn Thế Duyến, Văn Hữu Tập, Đỗ Thủy Tiên, Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Văn Quang
Từ khóa: Direct Black 22; Hấp phụ; Vật liệu tổ hợp; Zeolit; Hydroxit kép phân lớp

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, vật liệu tổ hợp giữa các hydroxit kép phân lớp Mg/Al và zeolit tự nhiên (Mg/Al LDH-zeolit) đã được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa nhằm loại bỏ chất nhuộm màu Direct Black 22 (DB22) khỏi dung dịch nước. Đặc điểm bề mặt của vật liệu Mg/Al LDH-zeolit được đánh giá bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), phép đo phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) và diện tích bề mặt riêng Brunauer – Emmett – Teller (BET). Các thí nghiệm hàng loạt đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của pH dung dịch, thời gian tiếp xúc và nồng độ DB22 ban đầu đến khả năng hấp phụ DB22 của Mg/Al LDH-zeolit. Dữ liệu đẳng nhiệt và động học hấp phụ DB22 trên Mg/Al LDH-zeolit đã được phân tích. Kết quả chỉ ra rằng, Mg/Al LDH-zeolit có khả năng hấp phụ DB22 nhờ diện tích bề mặt riêng lớn (252,65 m²/g) và các nhóm chức trên bề mặt vật liệu tổ hợp. Dung lượng hấp phụ DB22 cực đại của Mg/Al LDH-zeolit đạt 27,45 mg/g ở nồng độ DB22 ban đầu là 150 mg/L, pH = 4 và thời gian tiếp xúc là 120 phút. Sự hấp phụ DB22 lên Mg/Al LDH-zeolit cũng phù hợp với mô hình động học bậc 1 và 2 với R2 cao (R2 > 0,95) và mô hình đẳng nhiệt Langmuir với R2 > 0,97. Cơ chế hấp phụ DB22 lên Mg/Al LDH-zeolit chủ yếu là hấp phụ trên bề mặt thông qua lực hút tĩnh điện và lấp đầy lỗ rỗng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-31
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)