ĐÁNH GIÁ DẤU CHÂN NƯỚC XÁM TRÊN CÂY HOA CÚC CANH TÁC TẠI KHU VỰC THƯỢNG NGUỒN HỒ XUÂN HƯƠNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

  • Nguyễn Thị Thanh Thuận, Chế Đình Lý, Hồ Thị Hằng
Từ khóa: Hoa cúc; Dấu chân nước; WFN; Dấu chân nước xám; Nông nghiệp bền vững

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá dấu chân nước xám và đề xuất giải pháp nhằm cắt giảm dấu chân nước xám trong hoạt động canh tác hoa cúc tại khu vực thượng nguồn Hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt. Trên cơ sở kết quả khảo sát 27 ha đất canh tác hoa cúc của khu vực nghiên cứu và áp dụng phương pháp luận của Mạng dấu chân nước (WFN), dấu chân nước xám gây ra bởi việc sử dụng phân bón trong quá trình canh tác hoa cúc đã được xác định. Tổng dấu chân nước xám tính toán được vào khoảng 946,26 m3/tấn sản phẩm. Dấu chân nước xám từ nguồn phân có chứa đạm chiếm khoảng 33% tổng dấu chân nước xám, trong khi đó lượng này chiếm đến 67% từ nguồn có chứa lân. Việc thực hành nông nghiệp tốt theo hướng bền vững dựa vào các hướng dẫn kỹ thuật có thể cắt giảm dấu chân nước xám, giảm ô nhiễm nguồn nước một cách hiệu quả. Cụ thể, dấu chân nước xám gây ra bởi N có thể giảm khoảng 30,34%, và bởi P khoảng 37,19%. Tổng dấu chân nước có thể cắt giảm là 330,70 m3/tấn sản phẩm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)