THIẾT KẾ VECTOR CRIPRS/CAS9 ĐỊNH HƯỚNG BẤT HOẠT GEN CIF1 Ở CÀ CHUA

  • Đào Quang Hà, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Huỳnh Thị Thu Huệ
Từ khóa: Cà chua; CRISPR/Cas9; CIF1; gRNA; Vector chuyển gen

Tóm tắt

Quả cà chua (Solanum lycopersicum) là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có chứa nhiều hợp chất thứ cấp khác nhau, cũng như nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Hàm lượng đường trong quả cà chua được kiểm soát một phần thông qua việc điều hòa và phân hủy lượng đường sucrose trong quá trình đậu trái và phát triển quả. Enzyme phân hủy vách tế bào (CWI) thủy phân sucrose thành monosaccharide và vận chuyển vào tế bào chất, đồng nghĩa với hàm lượng đường trong cà chua được điều chỉnh bởi CWI. Trong khi đó, do sự ức chế gen này được gây ra bởi một sản phẩm của gen CIF1, việc bất hoạt gen CIF1 có thể tăng cường tổng hợp đường trong cà chua. Hiện nay, hệ thống CRISPR/Cas9 là công nghệ hiện đại, có ứng dụng rộng rãi và độ chính xác cao trong chỉnh sửa gen. Trong nghiên cứu này, các gRNA thích hợp cho gen CIF1 được thiết kế để xây dựng các cấu trúc biểu hiện. Hệ thống biểu hiện này trong plasmid pRGEB31-CIF1G2 đã được đưa vào chủng Escherichia coli DH10B. Sau đó, vector mang hệ thống biểu hiện này đã được chuyển thành công vào chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens EHA105. Các dòng A. tumefaciens chứa vector pRGEB31-CIF1G2 có thể được sử dụng để tạo các dòng cà chua Tiny-Tim chỉnh sửa gen mang các đặc điểm mong muốn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)