KIỂU NHÂN VẬT ĐỒNG TỬ TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC

  • Đinh Thị Hương
Từ khóa: Văn học cổ điển Trung Quốc; Kiểu nhân vật đồng tử; Mục đồng; Tiểu đồng; Tiều nhi

Tóm tắt

Trong văn học cổ điển Trung Quốc, có một số hình tượng đồng tử được thể hiện mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là hình tượng mục đồng (trẻ chăn trâu) và tiểu đồng (trẻ em làm người hầu cho những người ẩn dật trên núi). Tuy nhiên, trong lịch sử nghiên cứu văn học, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào những hình tượng đó. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, so sánh và phân tích để lí giải nguồn gốc văn hoá của các hình tượng (từ đặc điểm cư trú, đời sống lao động đến tư tưởng văn hoá) và ý nghĩa phong phú của các hình tượng (sự hồn nhiên, đời sống tự do, lòng trung thực, đức hiếu nghĩa, khí chất anh hùng…). Cũng từ đó, có thể thấy được một phần đặc sắc của văn học cổ điển Trung Quốc và mối liên hệ của các hình tượng đó tới văn học cổ điển Việt Nam, thấy được một phần đời sống sinh hoạt và sự rèn luyện các phẩm chất đạo đức của nhiều trẻ em thời xưa, thấy được ít nhiều đời sống tinh thần của các nhà thơ đối với đời sống nhân dân nói chung và đời sống của trẻ em nói riêng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-29
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)