TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ TRI THỨC KHOA HỌC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

  • Dương Quỳnh Phương
  • Nguyễn Xuân Trường
  • Đồng Duy Khánh
Từ khóa: Tri thức bản địa; Tri thức khoa học; Nông, lâm nghiệp; Trung du và miền núi phía Bắc; Phát triển

Tóm tắt

Trung du và miền núi phía Bắc là một vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, là địa bàn cư trú của hơn 30 dân tộc. Bài viết này tập trung phân tích các thế mạnh phát triển, những tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trong bối cảnh phát triển khoa học công nghệ và kinh tế số. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quá trình phát triển, người dân địa phương đã tích luỹ được nhiều tri thức bản địa về trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng. Tuy nhiên, do sinh kế của họ phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn tài nguyên nên bên cạnh những ưu điểm của tri thức bản địa thì cũng còn có những hạn chế, tồn tại.  Để Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững, toàn diện thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa tri thức bản địa và tri thức khoa học. Bài báo này phân tích vai trò quan trọng của tri thức bản địa đối với phương thức mưu sinh và cuộc sống người dân địa phương trong vùng và việc kết hợp giữa tri thức bản địa với các kiến thức khoa học công nghệ trong phát triển nông, lâm nghiệp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-28
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)