GIÁO DỤC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

  • Nguyễn Thị Quế Loan
  • Cao Thị Thu Hoài
Từ khóa: Giáo dục ngôn ngữ; Trẻ mầm non; Dân tộc thiểu số; Tiếng Việt; Trung du và miền núi phía Bắc

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, thống kê và định tính để tìm hiểu về đặc điểm, vai trò của ngôn ngữ và các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt) cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt về điều kiện sống, kinh tế và văn hoá đã dẫn tới đặc điểm riêng trong ngôn ngữ của trẻ mầm non người dân tộc thiểu số như: Vốn từ thuộc ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) của trẻ phát triển nhanh hơn vốn từ tiếng Việt; một số tộc người sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện sống tách biệt nên trẻ chỉ có kinh nghiệm ngôn ngữ mẹ đẻ. Dựa trên số liệu thu thập được từ phiếu điều tra, các tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp: (i) Xây dựng môi trường giáo dục ngôn ngữ; (ii) tác động đến từng cá nhân trẻ; (iii) phối hợp với gia đình, cộng đồng trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Các nhóm giải pháp này nếu được thực hiện đồng bộ sẽ có hiệu quả tích cực đến khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-06
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)