GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC

  • Nguyễn Thị Quế Loan
Từ khóa: Nghèo đa chiều; Dân tộc thiểu số; Chỉ số thiếu hụt; Thực trạng; Chất lượng cuộc sống

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo đa chiều và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều, đồng thời chỉ ra nguyên nhân giảm nghèo chậm ở một số nhóm dân tộc thiểu số, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là  phương pháp định lượng để tìm hiểu dữ liệu về hộ nghèo người dân tộc thiểu số và phương pháp định tính để tìm hiểu về nguyên nhân nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên giảm từ 6,0% năm 2016 xuống còn 3,37% năm 2021. Tuy nhiên, một cú sốc nhỏ cũng có thể làm cho hộ mới thoát nghèo lại trở thành hộ nghèo bởi đồng bào chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lao động giản đơn nên dễ bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của thiên tai, dịch bệnh. Do đó, để giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các dân tộc thiểu số cần phải tiếp tục có những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-19
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)