TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ MÀNG VẬT LIỆU TiO2/SiO2 TỰ LÀM SẠCH, SIÊU THẤM NƯỚC ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN MẶT TRỜI

  • Lưu Tuấn Anh, Trần Hoàng Thảo Nhi, Nguyễn Thị Mỹ Anh
Từ khóa: Siêu ưa nước; Tự làm sạch; Xúc tác quang; Phương pháp sol-gel; Pin mặt trời

Tóm tắt

Việc nghiên cứu vật liệu có độ truyền qua cao và có tính siêu ưa nước ứng dụng cho lĩnh vực điện mặt trời là nhằm mục đích bảo vệ bề mặt của tấm pin, duy trì hiệu suất quang điện và giảm chi phí bảo dưỡng cho hệ thống. Bài báo này trình bày quá trình tổng hợp vật liệu kết hợp TiO2/SiO2 bằng phương pháp sol-gel và chế tạo màng vật liệu kết hợp này trên nền kính bằng phương pháp phủ nhúng. Phương pháp XRD, FTIR, UV-vis và WCA được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng SiO2 trong vật liệu kết hợp TiO2/SiO2 lên tính chất trong suốt và tính ưa nước của tấm kính được phủ màng vật liệu kết hợp. Tỷ lệ TiO2/SiO2 trong nghiên cứu này là 1/3, 1/1 và 3/1. Kết quả phân tích cho thấy tấm kính được phủ bởi vật liệu kết hợp TiO2/SiO2 tỷ lệ 1/3 tại nhiệt độ thiêu kết 400oC cho kết quả tốt nhất với độ truyền qua đạt tới ∼93,0%, đồng thời bề mặt có tính chất siêu ưa nước với WCA ≈ 4,7 °. Với tính chất siêu ưa nước tốt và độ truyền qua cao, vật liệu kết hợp TiO2/SiO2 có tiềm năng lớn trong các ứng dụng tự làm sạch cho bề mặt tấm pin năng lượng mặt trời.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-22
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)