ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÂY XANH TRONG VIỆC LOẠI BỎ CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BẰNG MÔ HÌNH I-TREE ECO

  • Trần Thu Trang, Nguyễn Đăng Khoa*, Đỗ Minh Truyền, Vũ Thị Quyền
Từ khóa: Lưu trữ và hấp thụ cacbon; Cây đô thị; Cấu trúc rừng đô thị; Ô nhiễm không khí; I-Tree Eco

Tóm tắt

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Chất lượng không khí của khu vực đô thị phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào thảm thực vật đô thị do cây xanh có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí. Nghiên cứu này sử dụng mô hình I-tree Eco được sử dụng nhằm định lượng khả năng loại bỏ chất gây ô nhiễm không khí của cây xanh tại một số trường đại học của Tp. HCM. Loài cây, chiều cao cây, đường kính ngang ngực và vị trí của cây được thu thập vào năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây xanh trong khuôn viên trường Đại học Quốc tế và Đại học Bách khoa loại bỏ lần lượt khoảng 10 kg và 14 kg PM2.5/năm (tương đương 1,51 và 2,16 triệu đồng), lưu trữ 64 và 92,7 tấn carbon/năm (tương đương 6,63 và 9,55 triệu đồng), và hấp thụ 13,23 và 27,85 tấn CO2 tương đương. Cây xà cừ và cây muồng đen có khả năng loại bỏ bụi, lưu trữ và hấp thụ cacbon lớn nhất. Sau 10 năm tới, khi thay thế toàn bộ các loài cây tại Trường Đại học Quốc tế và Đại học Bách khoa sang cây xà cừ và cây muồng đen, lợi ích môi trường và kinh tế đem lại từ việc loại bỏ bụi PM2.5, lưu trữ và hấp thụ carbon sẽ tăng 40% so với thành phần loài hiện hữu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-22
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)