TỔNG HỢP COMPOSITE HUỲNH QUANG PMMA BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIÊU NHIỆT SỬ DỤNG CITRIC ACID VÀ ETHYLENEDIAMINE

  • Mai Xuân Dũng, Hà Giữ Quốc, Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Đại Luật, Phạm Thị Thùy Trang, Phạm Thị Kiều, Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Đức Anh, Phạm Thị Thanh Thanh, Nguyễn Thu Huyền, Hà Thị Lam
Từ khóa: PMMA; Huỳnh quang; IPCA; Thiêu nhiệt; Composite

Tóm tắt

Composite huỳnh quang không ưa nước, bền với không khí có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực chuyển đổi quang học ngoài trời. Trộn chất nền polymer với bột huỳnh quang là phương pháp phổ biến được sử dụng để chế tạo composite huỳnh quang, tuy nhiên composite thu được thường có các khối kết tụ của chất huỳnh quang làm giảm khả năng phát xạ của nó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày phương pháp chế tạo composite huỳnh quang bằng cách thiêu nhiệt hỗn hợp PMMA, citric acid và ethylenediamine ở nhiệt độ dưới 200oC. Các phương pháp phổ hấp thụ UV-Vis và phổ phát xạ huỳnh quang được sử dụng để nghiên cứu tính chất quang của composite. Compsite có peak hấp thụ đặc trưng ở ~346 nm, phổ phát xạ dạng đám với cực đại phát xạ ở ~460 nm và một cực đại kích thích phát xạ ở khoảng 370 nm. Sự tương đồng trong tính chất hấp thụ và phát xạ giữa composite và mẫu đối sánh tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt hỗn hợp citric acid và ethylenediamine cho thấy tính chất quang của composite do chất quang hoạt IPCA hình thành và phân tán đồng nhất trong nền PMMA.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-10
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)