HÁT PẢ DUNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI DAO Ở PHÚC CHU, ĐỊNH HOÁ, THÁI NGUYÊN

  • Dương Nguyệt Vân
  • Đặng Lăng Hồng Cẩm
Từ khóa: Hát Pả dung; Người Dao; Xã Phúc Chu; Huyện Định Hóa; Tỉnh Thái Nguyên; Tâm linh; Văn hóa

Tóm tắt

Được coi là một trong những báu vật văn hóa, hát Pả dung là làn điệu dân ca đặc sắc gắn với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Dao ở xã Phúc Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều loại hình văn hóa đan xen, khiến đại đa số người trẻ không mấy mặn mà với những hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền, nhưng những người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng bảo tồn, lưu truyền hát Pả dung bởi nó là văn hoá, là tín ngưỡng của đồng bào Dao. Nghiên cứu này nhằm khái quát nội dung ý nghĩa và nghệ thuật diễn xướng của các lời hát Pả dung, qua đó truyền bá được những giá trị sáng tạo và lưu truyền những nét đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc Dao. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điền dã, sưu tầm ghi chép, phỏng vấn, ghi âm, ghi hình, thu thập những bài hát Pả dung từ những nghệ nhân, những cụ cao niên ở thôn làng Gày, xã Phúc Chu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lời hát Pả dung phản ánh rõ nét đời sống vật chất và tinh thần của họ. Với 34 bài hát sưu tầm được, chúng tôi đã dịch nghĩa các bài hát Pả dung này từ tiếng Dao sang tiếng phổ thông để người dân, nhất là giới trẻ có thể tiếp cận làn điệu này một cách dễ dàng. Vì vậy, bài viết mong muốn góp một phần nhỏ vào việc lưu giữ, giới thiệu tới người dân một loại hình văn nghệ dân gian độc đáo trong đời sống của người dân vùng “thủ đô gió ngàn” – Thái Nguyên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-22
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)