NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ DI SẢN RUỘNG BẬC THANG TẠI XÃ Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

  • Đàm Thị Hạnh
  • Đỗ Văn Hải
Từ khóa: Ruộng bậc thang; Di sản; Giá trị môi trường; Thề Pả; Xã Y Tý; Tỉnh Lào Cai

Tóm tắt

Ruộng bậc thang là phương thức canh tác nông nghiệp trên đất dốc ở hầu hết các nước trên thế giới, ruộng bậc thang không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp cho người dân tại các vùng đất dốc mà còn có giá trị văn hóa, cảnh quan và du lịch. Khu ruộng bậc thang Thề Pả xã Y Tý đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia. Đây vừa là nơi canh tác nông nghiệp của người dân bản địa vừa là Di sản văn hóa vật chất đặc biệt, giúp địa phương xây dựng thương hiệu cho du lịch tham quan, khám phá của xã Y Tý. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng về giá trị môi trường di sản ruộng bậc thang Thề Pả, để định hướng kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo vệ di sản ruộng bậc thang Thề Pả. Trong bài báo này, tác giả thu thập số liệu thứ cấp và điều tra 108 phiếu tại 3 thôn (thôn Lao Chải, thôn Choản Thèn, thôn Sín Chải), mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 36 hộ. Kết quả đã đánh giá được thực trạng của giá trị tài nguyên đất tại di sản ruộng bậc thang Thề Pả; đồng thời đánh giá được giá trị môi trường của di sản ruộng bậc thang thông qua 2 giá trị: giá trị vật thể (giá trị sinh kế, giá trị đầu tư) và giá trị phi vật thể (giá trị di sản, giá trị du lịch, giá trị văn hóa sinh thái, giá trị trải nghiệm); xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới môi trường di sản ruộng bậc thang; từ đó đề xuất giải pháp để sử dụng hiệu quả bền vững, bảo vệ môi trường cho di sản ruộng bậc thang.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-22
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)