PHÂN TÍCH DẠNG LIÊN KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM CỦA Sb, Bi TRONG TRẦM TÍCH BỀ MẶT SÔNG CẦU – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

  • Phạm Thị Thu Hà
Từ khóa: Dạng kim loại; Trầm tích bề mặt; Sb; Bi; Igeo; RAC, ICF

Tóm tắt

Antimon (Sb) và Bismuth (Bi) là hai kim loại nặng có nhiều ứng dụng trong thực tế nhưng cả hai đều có tính độc hại, đặc biệt Sb độc hại tương đương As. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào phân tích hàm lượng các dạng liên kết và hàm lượng tổng của hai kim loại Sb, Bi; đây là hai kim loại chưa từng được nghiên cứu trong trầm tích bề mặt sông Cầu – thành phố Thái Nguyên. Dạng liên kết của kim loại trong trầm tích được tách dựa trên quy trình chiết tuần tự đã được sửa đổi của BCR và Tessier. Mức độ ô nhiễm của Sb và Bi được đánh giá theo các chỉ số Igeo, %RAC và ICF. Kết quả phân tích cho thấy, dạng liên kết của Sb tuân theo thứ tự F5 > F3 > F4 > F1,2 và của Bi tuân theo F3 > F5 > F4 > F1,2. Hàm lượng Bi khoảng 3,54 mg/kg – 5,55 mg/kg còn hàm lượng Sb từ 0,32 mg/kg – 1,69 mg/kg. Mức độ ô nhiễm và rủi ro đối với hệ sinh thái của Sb là thấp (Igeo < 1, %RAC < 10 và ICF < 1) trừ 3 vị trí S2, S5, S6. Đối với Bi, mức độ ô nhiễm từ nặng đến nghiêm trọng theo Igeo (3 < Igeo < 5) và mức trung bình theo ICF (1 < ICF <3) nhưng có mức rủi ro đối với hệ sinh thái lại là thấp (%RAC < 10), điều này do dạng F1,2 của Bi rất nhỏ, chỉ khoảng 0,27% - 2,9%. Các kết quả này sẽ cung cấp dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích sông Cầu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-09
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)