PHÂN TÍCH DẠNG HÓA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ Ô NHIỄM CỦA CROM TRONG ĐẤT Ở KHU VỰC MỎ Pb/Zn LÀNG HÍCH, TỈNH THÁI NGUYÊN

  • Vương Trường Xuân*, Mai Thị Vân Anh
Từ khóa: Kim loại nặng; Quy trình chiết liên tục; Nồng độ Cr; Nguy cơ ô nhiễm; Đất bãi thải

Tóm tắt

Để đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm của các kim loại nặng cần dựa trên nồng độ các dạng hóa học của chúng. Các mẫu đất tầng mặt ở khu vực bãi thải và đất ruộng ở gần khu vực bãi thải của mỏ Pb/Zn làng Hích, tỉnh Thái Nguyên đã được thu thập để phân tích nồng độ tổng số và dạng hóa học của Cr trong đất. Năm dạng hóa học của Cr trong đất đã được tiến hành chiết theo quy trình chiết liên tục Tessier và nồng độ của Cr được phân tích bằng phương pháp quang phổ khối Plasma cảm ứng (ICP-MS). Các chỉ số mã đánh giá mức độ rủi ro (RAC) và yếu tố ô nhiễm cá nhân (ICF) đã được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và nguy cơ ô nhiễm môi trường của Cr trong các mẫu đất nghiên cứu. Kết quả cho thấy Cr tồn tại trong các mẫu đất bãi thải ở dạng cặn dư (F5) > dạng cacbonat (F2) > dạng oxit Fe/Mn (F3) > dạng liên kết với chất hữu cơ (F4) > dạng trao đổi (F1), trong khi đó với các mẫu đất ruộng thì Cr chủ yếu phân bố theo thứ tự F2 > F5 > F3 > F4 > F1. Theo chỉ số ICF, nồng độ Cr trong các mẫu đất bãi thải ở dưới mức rủi ro thấp, trong khi các mẫu đất ruộng chủ yếu ở mức rủi ro thấp và cao. Theo RAC, các mẫu đất bãi thải đều có giá trị RAC ở mức rủi ro thấp, trong khi hầu hết các mẫu đất ruộng đều có giá trị RAC ở mức rủi ro cao và rất cao.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-28
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)