NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHUYỄN (POLYSCIAS SP.)

  • Lê Thu Thủy, Trần Thị Ngọc Hải, Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Thanh Tố Nhi, Võ Phát Thịnh
Từ khóa: Chi Polyscias; Đinh lăng; Nhuộm kép; Ống tiết li bào; Calci oxalate

Tóm tắt

Ở Việt Nam, phổ biến nhất là loài Đinh lăng lá nhỏ (P. fruticosa (L.) Harms), loài này thường được dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh khác nhau trong y học dân tộc tại nhiều địa phương và thường được trồng để làm cảnh hoặc gia vị. Hiện nay, có một loại Đinh lăng được gọi là Đinh lăng lá nhuyễn (Polyscias sp.), phiến lá xẻ hình lông chim, vết xẻ khía sát vào gân lá và thường gây nhầm lẫn với Đinh lăng lá nhỏ (P. fruticosa (L.) Harms). Các cơ quan sinh dưỡng của cây Đinh lăng lá nhuyễn (Polyscias sp.) được phân tích, mô tả hình thái, cấu tạo giải phẫu và soi bột dược liệu nhằm cung cấp cơ sở để nhận diện, phân biệt các loài Đinh lăng và là cơ sở để kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học. Kết quả, loài Đinh lăng lá nhuyễn có kiểu lá kép lông chim, mép phiến lá xẻ sát vào gân lá, có bẹ lá, lá kèm, lá có mùi thơm; rễ, thân và lá có ống tiết li bào, tinh thể calci oxalate. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu của cơ quan rễ, thân, lá của loài Đinh lăng lá nhuyễn (Polyscias sp.) giúp nhận diện đúng loài này, và là cơ sở dữ liệu cho đa dạng thực vật.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)