NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LÁ ĐÀO (PRUNUS PERSICA. S) Ở BẮC GIANG

  • Đồng Đức Thiện, Bùi Thái Nam, Nguyễn Thị Tâm Anh, Đinh Khánh Linh, Đinh Thúy Vân
Từ khóa: Prunus persica (L.); Hoa hồng; Kháng viêm; Kháng khuẩn; Kháng nấm

Tóm tắt

Cây đào (Prunus persica (L.) Batsch) thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) có vùng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Các bộ phận của cây đào từ lâu đã được người dân sử dụng với nhiều mục đích như: hoa đào để chưng tết, quả đào dùng làm thực phẩm... Trong y học dân gian, các bộ phận của cây đào đều có tác dụng chữa bệnh như: Lá đào để chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, viêm loét, mề đay, hắc lào…, hạt đào được sử dụng chữa ho, điều kinh, cầm máu, co tử cung cho phụ nữ sau sinh, hoa đào được dùng trị thủy thũng, thông tiểu tiện... Từ cao chiết ethanol (LĐ-ET) lá đào, tiến hành phân tích định lượng một số thành phần hóa học thu được kết quả sau: hàm ẩm (7,1%), hàm lượng tro toàn phần (8,5%), hàm lượng đường khử (11,8%), hàm lượng cellulose (12,6%), hàm lượng sterol (24,3%), hàm lượng flavonoid (7,5%) và hàm lượng terpenoid (12,8%) và tanin (11,7%). Cao chiết ethanol và ethyl acetate lá đào có hoạt tính kháng nấm và kháng viêm tốt, ức chế sự sản sinh NO với giá trị IC50 lần lượt là 89,31 g/mL; 69,72 µg/mL. Từ kết quả này cho thấy, cao chiết ethyl acetate lá đào có hoạt tính kháng nấm và viêm tốt hơn cao chiết ethanol và có tiềm năng phát triển thành sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe con người.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)