NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THUỐC VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI NHŨN TRÁI MÍT CHO TỈNH HẬU GIANG

  • Nguyễn Thành Đức, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Hữu Kiên, Trần Hồng Đức, Phạm Hồng Hiển, Nguyễn Văn Giang, Trần Văn Chí, Mai Đức Chung
Từ khóa: Bệnh thối nhũn; Cây mít; Dickeya dandatii; Hậu Giang; Phòng trừ bệnh

Tóm tắt

Mít (Artocarpus heterophyllus) là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng. Diện tích trồng mít tại Việt Nam ngày càng mở rộng. Hiện nay do quy trình canh tác, bảo vệ thực vật chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nên diện tích cây mít xuất hiện nhiều bệnh, phổ biến như bệnh xơ đen, nứt thân xì mủ và thối nhũn trái mít v.v… Bệnh thối nhũn trái mít được xác định do vi khuẩn Dickeya dandatii gây ra, xuất hiện mạnh trong mùa mưa tại tỉnh Hậu Giang và một số vùng trồng mít tại đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này đã xác định, kháng sinh StreptomycinTetracyclin thể hiện khả năng ức chế vi khuẩn Dickeya dandatii ở nồng độ tương ứng là 50 mg/mL và 10 mg/mL. Kết quả thử nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong điều kiện phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, thuốc Oxycin 100WP (Streptomycin 50 g/kg + OxyTetracyclin 50 g/kg), Poner 40TB (Streptomycin sunfat 40%) hay Kasumin 2SL (Kasugamycin: 2% w/w) lần lượt cho vòng vô khuẩn trên đĩa thạch tương ứng là 15,3 ± 0,03 mm, 16,3 ± 0,03 mm, 14,7 ± 0,03 mm. Từ các kết quả nghiên cứu, giải pháp tổng hợp trong phòng trị bệnh thối nhũn trái mít đã được đưa ra để phục vụ công tác kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)