PHÂN TÍCH VÙNG GENE LỤC LẠP, rbcL, PHÂN LẬP TỪ CÂY LAN TAI CÁO (Hoya parasitica (Roxb.) Wall. ex Wight)

  • Hoàng Việt Cường, Mai Thị Hoàng Anh, Từ Quang Tân, Chu Hoàng Mậu
Từ khóa: Gene rbcL; Lan tai cáo; Mã vạch cpDNA; Phát sinh chủng loại; Tiến hoá phân tử

Tóm tắt

Lan tai cáo (Hoya parasitica (Roxb.) Wall. ex Wight), một loài thực vật sống phụ sinh, vừa là cây cảnh, vừa là cây dược liệu quý. Lan tai cáo chứa nhiều dược chất có hoạt tính sinh học có tác dụng chữa trị một số bệnh ở người. Lan tai cáo có hình thái tương tự một số loài thuộc chi Hoya và họ Thiên lý. Làm thế nào để nhận diện được các loài, các chi trong họ Thiên lý khi hình thái, sự sinh trưởng và phát triển của cây chưa đầy đủ, hoặc mẫu cây bị biến dạng hay ở dạng bột là câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này. Trong công trình này, gene rbcL được phân lập, giải trình tự và phân tích mối quan hệ di truyền của Lan tai cáo ở cấp độ loài và chi bằng phương pháp PCR, giải trình tự nucleptide và phân tích tiến hoá phân tử. Kết quả phân tích cho thấy, gene rbcL có 547 nucleotide, có độ che phủ từ 99 - 100% và tỷ lệ tương đồng với các trình tự rbcL của các loài khác trong họ Thiên lý trên GenBank từ 98,90 - 99,82%. Cây phát sinh chủng loại dựa trên trình tự rbcL của các loài thuộc chi Hoya và các loài thuộc họ Thiên lý đã được thiết lập. Trình tự gen rbcL có thể là ứng cử viên mã vạch DNA lục lạp để định danh ở cấp độ chi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)