PHÂN LẬP VI KHUẨN OXID HÓA LƯU HUỲNH TỪ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Quách Văn Cao Thi, Trần Quốc Dũng
Từ khóa: Acinetobacter; Chất thải chăn nuôi heo; Hydrogen sulfur; Klebsiella; Vi khuẩn oxid hóa lưu huỳnh

Tóm tắt

Hydrogen sulfur (H2S) là một trong những khí độc và có mùi trứng thối khó chịu khi chúng hiện diện trong không khí. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng oxid hóa lưu huỳnh từ chất thải chăn nuôi heo để xử lý mùi hôi. Kết quả đề tài đã phân lập được 49 chủng vi khuẩn từ chất thải của các trại chăn nuôi heo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khảo sát hoạt tính oxid hóa lưu huỳnh của các chủng vi khuẩn cho thấy, 30/49 chủng (chiếm 61,22%) có khả năng oxid hóa lưu huỳnh, trong đó 2 chủng T5 và T11 có hoạt tính oxid hóa lưu huỳnh cao nhất với nồng độ sulfate (SO42-) là 150 mg/l sau 10 ngày bổ sung vi khuẩn. Kết quả ứng dụng bước đầu vi khuẩn để xử lý mùi hôi cho thấy, 2 chủng T5 và T11 có khả năng oxid hóa lưu huỳnh trong nước thải chăn nuôi heo khi chúng làm giảm pH, tăng nồng độ SO42- (nồng độ SO42- của chủng T5 đạt 38,64 và chủng T11 đạt 22,52 mg SO42-/l) cùng với sự tăng mật số vi khuẩn sau 6 ngày bổ sung vi khuẩn. Dựa trên kết quả quan sát đặc điểm hình thái, sinh lý‎‎, sinh hóa, kết quả PCR và giải trình tự đoạn gen 16S RNA cho thấy, chủng T5 tương đồng 98,08% với vi khuẩn Acinetobacter sp., trong khi chủng T11 tương đồng 96,60% với vi khuẩn Klebsiella sp. trên ngân hàng gen.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-28
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)