ỨNG DỤNG THAN SINH HỌC TRE LÀM GIẢM PHÁT THẢI CH4 VÀ N2O TRÊN RUỘNG LÚA

  • Phạm Ngọc Thoa, Tăng Lê Hoài Ngân
Từ khóa: Than sinh học tre; Nước thải biogas; CH4; N2O; Ruộng lúa

Tóm tắt

Sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi rất phổ biến ở các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Nước thải sau biogas còn được tận dụng như một nguồn phân bón hữu cơ cho cây lúa. Tuy nhiên, nước thải sau biogas có chứa hàm lượng cacbon hữu cơ không bền cao có tác dụng như chất nền giúp vi sinh vật sản xuất khí CH4 nên đã dẫn đến lo ngại rằng dùng nước thải sau biogas bón cho lúa sẽ sinh ra nhiều khí CH4. Vì vậy, nghiên cứu này kết hợp nước thải sau biogas và than sinh học tre nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính trên ruộng lúa. Một thí nghiệm trong chậu đã được thiết lập trong điều kiện nhà lưới bao gồm sáu nghiệm thức, trong đó đất được bổ sung than sinh học tre từ 2 đến 20 tấn/ha và nước thải sau biogas được sử dụng thay cho phân bón hoá học. Theo kết quả nghiên cứu, tất cả các nghiệm thức được bổ sung than tre có lượng phát thải khí CH4 giảm từ 20% đến 46% so với nghiệm thức đối chứng. Đồng thời, lượng khí thải N2O cũng giảm tối đa đến 44%. Việc bổ sung than sinh học tre đã làm giảm 35,9-45,6% phát thải khí nhà kính (tính theo CO2 tương đương).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-31
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)