GIÁ TRỊ VÀ BẢO TỒN CÁC LOÀI CÁ BỐNG (Actinopteri: Gobiiformes) Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

  • Phạm Văn Long, Đặng Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Xuân Huấn, Trần Đức Hậu
Từ khóa: Nguồn lợi cá Bống; Bảo tồn và phát triển bền vững; Rừng ngập mặn; Khai thác quá mức; Cá bống bớp

Tóm tắt

Ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, các loài cá Bống có độ đa dạng cao và đóng vai trò quan trọng đối với cộng đồng địa phương. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về giá trị, tình hình khai thác và phát triển bền vững cá Bống. Thông tin được thu thập từ ngư dân, tiểu thương, cán bộ quản lý Vườn qua 3 đợt phỏng vấn năm 2021-2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá Bống có vai trò quan trọng đối với người dân địa phương trong việc cung cấp thực phẩm và giá trị kinh tế, đáng chú ý là loài Bostrychus sinensis Glossogobius olivaceus. Ngư dân khai thác cá Bống tập trung ở rừng ngập mặn chủ yếu bằng lưới bát quái, với tần suất tương đối lớn (5,75 ngày/tuần). Hoạt động đánh bắt các loài thường trùng với thời gian sinh sản của chúng. Nguồn lợi cá Bống trong 5 năm và 10 năm qua có sự suy giảm 42,07 và 61,33% tương ứng. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do ô nhiễm nguồn nước, khai thác quá mức và sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ. Hoạt động phát triển bền vững cơ bản đã được triển khai, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế. Từ đó, bài báo đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững của cá Bống, góp phần cho công tác khai thác và sử dụng nguồn lợi cá Bống hợp lý, bền vững.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-28
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)