NHÂN GIỐNG LAN HUỆ (Hippeastrum sp.) HOA CÁNH KÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHẺ CỦ

  • Vì Thị Xuân Thủy, Lương Hữu Hùng
Từ khóa: BAP; Lan huệ cánh kép; Chẻ bổ miếng; Chẻ một vảy rời; α-NAA

Tóm tắt

Hiện nay, Lan huệ (Hippeastrum sp.) hoa cánh kép đang được người chơi hoa ưa chuộng, nhưng giống chủ yếu được nhập ngoại với giá thành cao, số lượng hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu nhân giống vô tính có hệ số nhân nhanh, thời gian ngắn để đáp ứng được nhu cầu về giống Lan huệ cánh kép cho thị trường nước ta là một yêu cầu cấp thiết. Ngâm các mảnh chẻ củ trong BAP với nồng độ khác nhau trong thời gian 30 phút, kết quả thu được BAP thích hợp cho tái sinh chồi từ các mảnh củ chẻ bổ miếng là 2,0 mg/l, chẻ một vảy rời là 1,0 mg/l và chẻ 2/3 củ ở nồng độ 2,5 mg/l. Ngâm các mảnh chẻ củ trong BAP kết hợp với α-NAA ở nồng độ khác nhau trong thời gian 30 phút, kết quả cho thấy BAP 2,0 mg/l kết hợp với α-NAA 0,6 mg/l là thích hợp nhất cho tạo đa chồi mảnh chẻ bổ miếng, đạt 4,31 chồi/ mẫu, mảnh chẻ một vảy rời là BAP 1,0 mg/l và α-NAA 0,6mg/l đạt 3,91 chồi/ mẫu, còn chẻ 2/3 củ BAP 2,5 mg/l với α-NAA 0,6mg/l đạt 4,21 chồi/ mẫu. Phun α-NAA nồng độ khác nhau vào chồi các mảnh chẻ với tần suất 5 ngày/lần. Kết quả thu được, α-NAA 0,4 mg/l là thích hợp nhất cho ra rễ mảnh củ chẻ bổ miếng và chẻ 2/3 củ, còn chẻ một vảy rời α-NAA 0,6 mg/l là thích hợp nhất. Tribat là giá thể tốt nhất cho sinh trưởng của cây con Lan huệ cánh kép nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-28
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)