THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NỘI DUNG “TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH 5E NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

  • Nguyễn Văn Nghĩa
  • Lê Thanh Huy
  • Ngô Thị Như Quỳnh
  • Quách Nguyễn Bảo Nguyên
  • Nguyễn Duy Linh
Từ khóa: Phát triển năng lực; Năng lực giải quyết vấn đề; 5E; Khoa học Tự nhiên 6; Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Tóm tắt

Để đáp ứng đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, các mô hình dạy học hướng đến phát triển năng lực cho học sinh đang được áp dụng nhiều ở trường phổ thông. Việc thiết kế tiến trình dạy học theo mô hình 5E (Engagement, Exploration, Explanation, Elaborate và Evaluation) để phát triển các năng lực cho học sinh bước đầu cũng đã được vận dụng nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Mục tiêu nghiên cứu đề xuất được một kế hoạch bài dạy cụ thể theo mô hình 5E, giúp giáo viên có thể tham khảo tốt khi vận dụng quy trình dạy học ở chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Để đạt được mục tiêu đó, trong bài báo này, chúng tôi tổng quan lý luận về sử dụng mô hình 5E trong thiết kế tiến trình dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, từ đó vận dụng quy trình này để thiết kế cụ thể vào dạy học nội dung “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”, thông qua dạy học, HS chế tạo được sản phẩm là các thiết bị lọc nước, lọc không khí và có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực các em sinh sống.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-23
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)