NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC IN SILICO CÁC HỢP CHẤT TIỀM NĂNG TỪ CÂY CHÙA DÙ (ELSHOLTZIA PENDULIFLORA W. W. SMITH) CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ TNF- α

  • Cao Hồng Lê, Trương Thị Thùy Nhung, Bùi Thị Thực, Đặng Mai Linh, Ngũ Thị Trà Giang
Từ khóa: Chùa dù; Mô phỏng gắn kết phân tử; TNF-α; Chương trình AutoDock Vina; Thử nghiệm in silico

Tóm tắt

Nghiên cứu này mô tả đánh giá sàng lọc in silico về các hợp chất thực vật của cây Chùa dù nhằm mục tiêu vào yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α) bằng phương pháp mô phỏng gắn kết phân tử (molecular docking). Cấu trúc phân tử đã được thực hiện để xem xét mô hình gắn kết của các hợp chất thực vật cây Chùa dù cùng với cấu trúc tinh thể của TNF-α (PDB ID: 2AZ5) bằng cách sử dụng chương trình AutoDock Vina, tiếp theo là nghiên cứu về các axit amin tương tác và tác động của chúng đối với khả năng ức chế của các hợp chất tiềm năng. Kết quả gắn kết cho thấy rằng penduloside G (− 9,264 kcal/mol) có hiệu quả gắn kết tốt nhất đối với TNF-α so với chất chuẩn SPD-304 (− 8,7 kcal/mol). Các hợp chất có ái lực mạnh chứng tỏ có sự tương tác tốt hơn với các axit amin quan trọng, dẫn đến khả năng ức chế hoặc chặn đứng của con đường tín hiệu liên quan đến TNF-α trong điều trị các bệnh trung gian về viêm. Khả năng gắn kết của các hợp chất thực vật nhắm vào đích TNF-α đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, các hợp chất tiềm năng nhất có nguồn gốc từ cây Chùa dù (Elsholtzia penduliflora) cần được thực hiện các thử nghiệm sinh học in vitro in vivo để xác nhận kết quả lý thuyết thu được.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-30
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)