NGHIÊN CỨU SỰ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC HỢP KIM TRÊN CƠ SỞ AlFeSi NGUỘI NHANH VỚI SỰ CÓ MẶT CỦA Mn VÀ ĐẤT HIẾM

  • Nguyễn Hồng Hải, Lê Minh Đức, Hoàng Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Quốc Tuấn
Từ khóa: -Al8Fe2Si; -Al5FeSi; Tốc độ nguội; Đất hiếm; Măng gan

Tóm tắt

Hợp kim Al-Si là loại hợp kim được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại hợp kim Al do có cơ tính cũng như tính đúc tốt. Tuy nhiên sự tồn tại của pha liên kim b-Al5FeSi trong hợp kim này là rất có hại và cần được thay thế bởi pha a-Al8Fe2Si hình dáng chữ Trung Quốc ít có hại hơn hoặc bằng pha AlFeSiMn phức tạp hơn nhưng gọn hơn. Vấn đề có thể được giải quyết bằng cách bổ sung Mn hoặc các nguyên tố đất hiếm, hoặc bằng cách tăng tốc độ nguội. Để tiến hành thực nghiệm, 1,5 kg vật liệu có thành phần Si: 1,94%, Mn: 4,1%, Fe: 1,04%, Al al. được nấu trong lò điện trở, khử khí bằng cách thổi Ar trong vòng 2 phút, sau đó được rót vào khuôn đồng hút chân không để đúc các mẫu có chiều dày 1, 3 và 6 mm với tốc độ nguội cao, có thể lên tới 103 K/s. Với sự có mặt của Mn các pha liên kim chứa sắt có hại như b-Al5FeSi được thay thế một phần bởi pha liên kim 4 cấu tử AlMnFeSi do các nguyên tử Fe bị các nguyên tử Mn thay thế. Tốc độ nguội cao cản trở quá trình khuếch tán Si từ kim loại lỏng vào pha a-Al8Fe2Si chữ Trung Quốc và giữ nó ổn định ở nhiệt độ thường. Việc bổ sung các nguyên tố đất hiếm có thể làm thay đổi hình thái của pha b-Al5FeSi và làm cho chúng nhỏ mịn hơn rất nhiều nhờ cơ chế “đầu độc”. Kết quả là pha b-Al5FeSi có hại hoặc là hoàn toàn vắng mặt, hoặc bị vỡ vụn thành những mảnh nhỏ, hứa hẹn cải thiện đáng kể các tính chất cơ học của hợp kim.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-29
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)