“TRUYỆN KIỀU” – SỰ LỰA CHỌN GIÁ TRỊ VIỆT NAM

  • Phạm Văn Hóa
Từ khóa: Truyện Kiều; Ý thức dân tộc; Sáng tạo; Giá trị; Lựa chọn

Tóm tắt

Mục đích của bài viết này là lý giải vì sao mà một bản nguồn văn học bình thường đã trở thành một tác phẩm đỉnh cao của văn học Việt Nam, được nâng tầm như một sự tôn vinh văn hóa truyền thống dân tộc. Nghiên cứu này tập trung vào sự chuyển hướng tư tưởng và chuyển thể của một tác phẩm tiểu thuyết tài tử giai nhân thành một tác phẩm truyện thơ Nôm. Trên cơ sở văn hóa dân tộc, thể thơ lục bát truyền thống và chữ Nôm, một tác phẩm văn học đặc sắc ra đời phản ánh nhiều nét văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Nghiên cứu cho thấy sự biến đổi từ một tác phẩm bình thường trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam đã được diễn ra như thế nào. Bài viết sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống, loại hình, liên ngành văn học – văn hóa. Bài viết làm sáng tỏ quá trình một tác phẩm văn học đạt đến đỉnh cao của văn học viết trung đại Việt Nam trong bối cảnh lịch sử văn hóa khu vực và Việt Nam thông qua việc giải mã quá trình sáng tạo Truyện Kiều của Nguyễn Du - biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Bài viết cho thấy một tác phẩm văn học đã trở thành một đỉnh cao văn học dân tộc như thế nào và hình tượng Truyện Kiều trở thành một biểu tượng của ý thức dân tộc, tinh thần khẳng định văn hóa dân tộc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-02
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)