QUAN ĐIỂM VỀ VĂN HÓA VÀ TIẾN TRÌNH TÍCH HỢP VĂN HÓA VÀO MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

  • Nguyễn Đỗ Thiên Vũ
Từ khóa: Văn hóa học đường; Văn hóa; Bản sắc văn hóa; Nguyên tắc thiết chế; Diện mạo đại học

Tóm tắt

Bài báo nghiên cứu quan niệm về văn hóa trong bối cảnh giáo dục ở bậc đại học Việt Nam. Một mặt, tác giả tập trung tìm hiểu quan điểm về văn hóa của đội ngũ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên tại trường Đại học Đà Lạt. Mặt khác, tác giả xem xét tiến trình tích hợp khái niệm này vào môi trường giáo dục đại học. Kết quả tổng hợp và phân tích một số báo cáo chính thức liên quan lĩnh vực này, cùng với dữ liệu khảo sát thu thập được trong năm học 2017-2018 tại Trường Đại học Đà Lạt cho thấy nhà trường đang hết sức nỗ lực xây dựng văn hóa học đường nhằm mục đích tôn tạo diện mạo văn hóa của họ. Thật vậy, cả giá trị vật thể và phi vật thể đều góp phần cấu thành những yếu tố cốt yếu tạo nên bản sắc của trường đại học. Giá trị vật thể bao gồm các khía cạnh vật chất hoặc các hoạt động khác nhau có thể nhìn thấy được trong khuôn viên trường, trong khi giá trị phi vật thể liên quan đến các khía cạnh nhân văn và chuyên môn của cộng đồng trường đại học. Tuy nhiên, có vẻ như văn hóa học thuật chủ yếu chỉ giới hạn ở các nguyên tắc thiết chế, thường được hiểu đơn giản là những gì “Nên làm” và “Không nên làm” mặc dù nó hàm chứa nhiều khía cạnh. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số nhận định cũng như nêu lên một vài suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-22
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)