PHÂN TÍCH SO SÁNH TÍNH THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHO PHÉP DÙNG NGÔN NGỮ THỨ NHẤT VÀ CHÍNH SÁCH CHỈ SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH PHÁP LÝ

  • Bá Minh Tú
  • Vũ Văn Tuấn
Từ khóa: Tính thực tiễn; Tiếng Anh pháp lý; Ngôn ngữ thứ nhất; Chính sách chỉ sử dụng tiếng Anh; Thực tiễn sư phạm

Tóm tắt

Sự khó khăn trong việc lựa chọn chỉ sử dụng tiếng Anh hay tiếng mẹ đẻ trong việc học và dạy tiếng Anh chuyên ngành đã diễn ra trong vài năm qua ở cấp độ đại học. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tính hiệu quả và tính thực tiễn của việc triển khai hai phương pháp dạy và học nói trên. Nghiên cứu bán thực nghiệm được thực hiện với 56 sinh viên ở hai lớp và áp dụng các phương pháp sư phạm khác nhau trong các bài kiểm tra từng giai đoạn trong học kỳ 1, năm học 2023-2024. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng sự khác biệt về kết quả học tập giữa hai nhóm lớp học thực nghiệm không đáng kể. Tuy nhiên, kết quả bài kiểm tra của lớp có sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cao hơn một chút, điều này cho thấy vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc dạy tiếng Anh chuyên ngành, cụ thể là tiếng Anh pháp lý ở một mức độ nào đó vẫn rất cần thiết. Ngoài ra, sinh viên đang theo học chương trình song bằng đạt được thành tích tốt hơn trong việc học tiếng Anh pháp lý vì khả năng hiểu tiếng Anh pháp lý của sinh viên phần nào được hỗ trợ bởi kiến thức từ chương trình bằng kép. Nghiên cứu thực nghiệm này mang đến cái nhìn sâu sắc về sự lựa chọn phù hợp các phương pháp thực tiễn trong dạy và học tiếng Anh pháp lý.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-22
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)