TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

  • Hoàng Phi Hải
Từ khóa: Dạy học tích hợp; Giáo dục hướng nghiệp; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Hướng nghiệp; Tích hợp

Tóm tắt

Việc chủ động lựa chọn nghề nghiệp vừa phù hợp với sở thích, năng lực bản thân vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động là vấn đề cần thiết đối với mỗi cá nhân. Để có được sự lựa chọn đúng đắn đó thì việc giáo dục hướng nghiệp đối với các em học sinh ngay khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường giữ một vai trò quan trọng. Với ý nghĩa đó, giáo dục hướng nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cấp trung học phổ thông, hướng tới việc nâng cao hiệu quả lao động và làm tốt công tác phân luồng học sinh sau mỗi bậc học. Dưới góc độ tiếp cận của phương pháp nghiên cứu lý thuyết thông qua thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, tác giả nhận thấy: có nhiều con đường để thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho người học. Trong tổng thể đó, một trong những con đường mang lại hiệu quả lâu bền chính là việc giáo dục hướng nghiệp thông qua tích hợp trong dạy học các môn học liên quan. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Trên cơ sở phát triển các lý thuyết về dạy học tích hợp và giáo dục hướng nghiệp vào môn học, bài báo xác định được các địa chỉ trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật để tiến hành thực hiện các biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)