THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHATGPT CỦA SINH VIÊN Y - DƯỢC HUẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

  • Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Bùi Mạnh Hùng
  • Nguyễn Thị Anh Phương
  • Nguyễn Huyền Trâm
  • Trương Mai Vĩnh Thoại
  • Nguyễn Sinh Nhật
  • Phạm Thị Thu Hà
Từ khóa: ChatGPT; Mô hình ngôn ngữ lớn; Sinh viên Y – Dược; Năng lực sức khoẻ; Rối loạn lo âu

Tóm tắt

ChatGPT và các mô hình ngôn ngữ lớn đã và đang chứng minh được tiềm năng ứng dụng trong giáo dục y khoa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế và một số yếu tố liên quan. Đây là một nghiên cứu cắt ngang, kết hợp thảo luận nhóm có trọng tâm và khảo sát bằng bộ câu hỏi tự điền trên mẫu ngẫu nhiên phân tầng gồm 1101 sinh viên từ 11/2023 đến 01/2024. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 75,4% sinh viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế đã biết về ChatGPT, trong số đó 25,4% đã từng sử dụng ChatGPT. Hơn 70% sinh viên cho rằng chỉ nên sử dụng ChatGPT như là công cụ hỗ trợ. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng ChatGPT và tuổi, giới tính, năng lực sức khoẻ và mức độ rối loạn lo âu của sinh viên (p < 0,05). Có thể thấy rằng, ChatGPT đã được sử dụng phổ biến như một công cụ học tập hiệu quả, hứa hẹn sẽ tạo nên cách mạng trong giáo dục y khoa. Việc phát triển chương trình đào tạo về năng lực sức khoẻ, năng lực sức khoẻ điện tử có thể cung cấp cho sinh viên kỹ năng cần thiết để sử dụng ChatGPT và những mô hình ngôn ngữ lớn khác một cách an toàn và hiệu quả.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)