Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên https://vjol.info.vn/index.php/tnu <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Thái Nguyên</strong></p> Đại học Thái Nguyên vi-VN Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên 1859-2171 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94408 <p>Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng tiếp cận thông tin về vấn đề&nbsp; bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Bên cạnh việc thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo khác nhau, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng việc phát phiếu câu hỏi điều tra và tiến hành thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các phương thức nhằm giúp người dân tiếp cận vấn đề bình đẳng giới đã được triển khai sâu rộng ở nhiều đối tượng với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Nhờ đó, nội dung về thực hiện bình đẳng giới tại các vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Nghiên cứu này là cơ sở bước đầu để các cấp chính quyền đưa ra những chính sách và kế hoạch cụ thể, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại các vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.</p> Bùi Thị Hương Giang Trần Văn Điền Nguyễn Hữu Thọ Nguyễn Thị Thùy Chi Đặng Quang Huy Nguyễn Thị Hải Yến Vũ Thị Quỳnh Bản quyền (c) 2023-06-15 2023-06-15 229 03 03 11 ÁP DỤNG KỸ THUẬT TRANH BIỆN ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 10 https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94415 <p>Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế là tiếng Anh đang rất được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc dạy kỹ năng nói tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Ngoài ra, tranh biện đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để cải thiện kỹ năng nói của học sinh, điều này đã thôi thúc tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức để xem liệu tranh biện có thể được sử dụng trong bối cảnh của một trường trung học phổ thông ở tỉnh Thái Bình hay không. Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật tranh biện để nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 10 tại một trường THPT ở tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu bán thực nghiệm được áp dụng để tìm hiểu thực trạng dạy kỹ năng nói tiếng Anh và kỹ thuật tranh biện có thể nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 10 ở mức độ nào. Các công cụ thu thập dữ liệu bao gồm bảng câu hỏi và bài kiểm tra. Sáu mươi sinh viên được chia thành các nhóm thực nghiệm và đối chứng. Liệu pháp (sử dụng kỹ thuật tranh biện trong giờ học nói) chỉ được áp dụng cho học sinh nhóm thực nghiệm. Kết quả cao hơn của nhóm thực nghiệm đã giúp tác giả xác định được hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật tranh biện để cải thiện kỹ năng nói của học sinh.</p> Nguyễn Thị Hồng Chuyên Phạm Thị Nương Bản quyền (c) 2023-06-30 2023-06-30 229 03 12 19 NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TRONG DẠY NGỮ PHÁP CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ NĂM THỨ NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94417 <p>Ngữ pháp là một trong ba khía cạnh kiến thức quan trọng trong tiếng Anh, đóng vai trò lớn đối với bốn kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng viết và kỹ năng nói của người học. Có rất nhiều cách giảng dạy ngữ pháp khác nhau, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung làm rõ tính hiệu quả của phương pháp quy nạp. Đối tượng nghiên cứu là 60 sinh viên không chuyên ngữ năm thứ nhất của trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Các sinh viên được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng), mỗi nhóm gồm 30 sinh viên. Trước khi tiến hành nghiên cứu, sinh viên của cả hai nhóm được làm bài kiểm tra để đảm bảo năng lực đầu vào của sinh viên hai nhóm là không có sự khác biệt. Sau đó, sinh viên của nhóm thực nghiệm sẽ được học ngữ pháp theo phương pháp quy nạp. Ngược lại, sinh viên ở nhóm đối chứng sẽ được học theo phương pháp diễn dịch. Kết thúc kỳ học, sinh viên ở cả hai nhóm làm bài kiểm tra đầu ra (bài kiểm tra tương tự như kiểm tra đầu vào). Kết quả của các bài kiểm tra sẽ được so sánh để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp quy nạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai nhóm đều có sự tiến bộ, tuy nhiên, kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng.</p> Bùi Thị Ngoan Bản quyền (c) 2023-07-31 2023-07-31 229 03 20 26 KHÓ KHĂN TRONG BIÊN DỊCH ANH - VIỆT CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94418 <p>Bài báo này trình bày nghiên cứu về khó khăn của sinh viên Ngôn ngữ Anh trong dịch thuật Anh – Việt. Mặc dù sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về tiếng Anh với 4 kỹ năng chính ngay khi theo học chuyên ngành tại trường đại học, việc dịch thuật vẫn luôn gây ra vô số phiền phức cho các em. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân khiến việc dịch thuật, đặc biệt là dịch viết Anh - Việt, trở nên khó khăn đối với sinh viên ngôn ngữ Anh. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng nhằm đề xuất một số giải pháp khả thi – bước đầu nâng cao chất lượng dịch thuật của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát và phân tích định lượng. Một bảng khảo sát với 10 câu hỏi và một danh sách 20 từ tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng để tìm hiểu thái độ cũng như chiến lược của sinh viên đối với dịch thuật chuyên ngành. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên gặp khó khăn trong dịch thuật Anh – Việt chuyên ngành. Lý do là bởi tiếng Anh chuyên ngành rất khác biệt với tiếng Anh giao tiếp. Nghiên cứu này là một tham khảo thực tế cho sinh viên cũng như giúp giáo viên hiểu rõ hơn về những điểm yếu cũng như khó khăn của sinh viên trong dịch thuật Anh-Việt.</p> Trần Mạnh Hoàng Lường Văn Hiếu Bản quyền (c) 2023-07-31 2023-07-31 229 03 27 33 TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94419 <p>Kỹ năng đọc hiểu được coi là một trong bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản mà người học tiếng Anh như một ngoại ngữ phải có. Tuy nhiên, đọc hiểu không phải là một kỹ năng đơn giản vì hầu hết người học gặp nhiều khó khăn khi đọc. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các vấn đề đọc và những lý do đằng sau những khó khăn đó trong việc hiểu văn bản. Một bảng hỏi và phỏng vấn đã được sử dụng làm công cụ nghiên cứu cho sinh viên năm nhất chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết người học gặp khó khăn trong việc đọc hiểu văn bản liên quan đến từ vựng, kiến thức nền và chiến lược đọc. Những lý do chính dẫn đến những khó khăn trong việc đọc liên quan đến thói quen đọc, các loại văn bản không quen thuộc khi đọc và động lực đọc. Bằng cách xác định những thách thức này, nghiên cứu cũng gợi ý những cách thức và chiến lược giảng dạy hiệu quả để nâng cao khả năng đọc hiểu của người học.</p> Nguyễn Thị Lan Trần Thị Thanh Xuân Bản quyền (c) 2023-08-04 2023-08-04 229 03 34 42 DỊCH THUẬT CỤM GIỚI TỪ TIẾNG ANH TRONG PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT CỦA TIỂU THUYẾT “TRƯỚC NGÀY EM ĐẾN” CỦA JOJO MOYES https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94420 <p>Bài nghiên cứu tập trung vào việc dịch thuật các cụm giới từ tiếng Anh (EPCs) sang tiếng Việt trong tiểu thuyết gốc “Trước Ngày Em Đến” và phiên bản tiếng Việt của Nhà xuất bản Trẻ. EPCs được chọn làm dữ liệu do các cụm từ này đa dạng trong văn học Anh, đồng thời cũng trở thành thách thức cho các dịch giả Việt. Phương pháp nghiên cứu trong bài được sử dụng là phương pháp định lượng kết hợp với phân tích nội dung để phân tích 108 cụm giới từ (EPCs) có trong văn bản gốc. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sử dụng phần mềm hỗ trợ AntConc. để xác định những từ đi chung với nhau có phải là cụm từ tiếng Anh không. Có hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: Một liên quan tới phân loại EPCs tìm thấy trong tiểu thuyết “Trước Ngày Em Đến” và tương đương dịch thuật trong bản tiếng Việt, và hai là các phương pháp dịch thuật được dịch giả ứng dụng trong bản tiếng Việt. Kết quả thống kê được cụm động từ kết hợp giới từ (VPCs) là cụm giới từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản gốc, và phương pháp Dịch nguyên văn là phương pháp phổ biến dịch giả dùng trong phiên bản Việt. Thêm vào đó, có tất cả bảy phương pháp dịch thuật được tìm thấy, bao gồm: Dịch nguyên văn, Dịch thêm, Dịch bớt, Dịch tóm tắt, Dịch biến điệu, Dịch chuyển đổi từ loại, và Dịch thoát ý.</p> Phan Hoàng Bảo Hân Bản quyền (c) 2023-08-15 2023-08-15 229 03 43 50 CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94421 <p>Bài viết nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng kinh tế, thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo, tuổi thọ, tỷ lệ tử vong, môi trường. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thứ cấp lấy từ Tổng cục Thống kê 2021, phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả, với việc phân tích sự khác biệt trung bình, tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu GDP, chênh lệch thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ tử vong. Kết quả cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn là tăng trưởng theo quy mô, chưa tăng trưởng theo chiều sâu, các chỉ tiêu thể hiện tính ổn định, bền vững chưa thực sự khả quan. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng, sức khỏe người dân không được tốt, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.</p> Nguyễn Hoàng Trung Bản quyền (c) 2023-09-19 2023-09-19 229 03 51 58 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM: SO SÁNH THEO CẤU TRÚC TỔ CHỨC https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94422 <p>Nghiên cứu nhằm so sánh việc sử dụng kế toán quản trị chiến lược (SMA) theo cấu trúc tổ chức (mức độ tự chủ, năm thành lập và quy mô sinh viên) của các trường đại học công lập Việt Nam. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 142 kế toán của các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam thông qua bảng hỏi, phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 22. Kết quả cho thấy xét theo mức độ tự chủ, các trường tự chủ toàn bộ có tác động nhiều nhất đến sử dụng kế toán quản trị chiến lược, tiếp đến là trường chưa tự chủ, còn các trường tự chủ một phần chỉ có tác động về sử dụng thước đo tài chính. Xét theo năm thành lập, chỉ có các trường thành lập dưới 20 năm mới có tác động đến áp dụng chiến lược và sử dụng thước đo tài chính của kế toán quản trị chiến lược. Xét theo quy mô sinh viên, trường tuyển sinh trên 5000 sinh viên/năm có tác động đến việc sử dụng kế toán quản trị chiến lược theo 04 nội dung, trường có quy mô tuyển sinh dưới 2000 sinh viên/năm có tác động đến 02 nội dung của kế toán quản trị chiến lược. Kết quả nghiên cứu giúp các trường chú trọng hơn thông tin của kế toán quản trị chiến lược trong việc ra quyết định có xem xét đến cấu trúc tổ chức. Nghiên cứu này bổ sung cho các tài liệu tổng quan hiện có liên quan đến nội dung kế toán quản trị chiến lược và tác động của cấu trúc tổ chức (sở hữu, tuổi, quy mô) đến việc sử dụng kế toán quản trị chiến lược của các trường đại học công lập Việt Nam.</p> Lê Thị Tú Oanh Nguyễn Thị Lan Anh Tạ Thị Thúy Hằng Nguyễn Thị Hoa Bản quyền (c) 2023-09-26 2023-09-26 229 03 59 65 XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ, XE MÁY: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94423 <p>Thẻ điểm cân bằng (BSC) được xem là một công cụ quản trị hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược. Bằng sự thiết kế hợp lý của bốn viễn cảnh chính là tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển, các doanh nghiệp có thể thu được thành công, đáp ứng kỳ vọng chiến lược. Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất một bản đồ chiến lược và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (KPIs) theo thẻ điểm cân bằng phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy tại Việt Nam, với nghiên cứu thực nghiệm tại doanh nghiệp điển hình là Công ty Honda Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu của 75 chuyên gia, đại diện cho các bộ phận Bán hàng, Lập kế hoạch, Sản xuất, Kế toán, Chăm sóc khách hàng và Nhân sự. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mục tiêu đều nhận được sự đồng thuận cao của các chuyên gia ở mức trên “đồng ý” (giá trị trung bình từ 3,04 đến 4,92). Tất cả 39/39 chỉ số để đo lường 21 mục tiêu chiến lược của Công ty Honda Việt Nam đều được các chuyên gia đánh giá với giá trị trung bình ≥ 3,5. Dựa trên kết quả khảo sát, một thẻ điểm cân bằng đã được đề xuất với các bước chi tiết, từ thiết kế bản đồ chiến lược, các thước đo và tích hợp vào hệ thống quản lý cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của Công ty Honda Việt Nam.</p> Tô Thị Ngọc Lan Lê Thị Tú Oanh Tạ Thị Thúy Hằng Trần Thị Kim Chi Bản quyền (c) 2023-10-24 2023-10-24 229 03 66 74 QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN VỀ VIỆC SỬ DỤNG KĨ THUẬT ĐÓNG VAI ĐỂ CẢI THIỆN KĨ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI TRONG KHÓA HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG VÀ KHÁCH SẠN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94424 <p>Nghiên cứu này tìm hiểu quan điểm của giáo viên và sinh viên đối với việc sử dụng hoạt động đóng vai để cải thiện kỹ năng nói của sinh viên trong khóa học Tiếng Anh chuyên nghành Nghiệp vụ Nhà hàng và Khách sạn. Nghiên cứu đề cập đến ba vấn đề chính bao gồm sinh viên nhận thức thế nào về tác động của kĩ thuật đóng vai đối với phát triển kỹ năng nói, giáo viên nhận thức như thế nào về việc sử dụng kĩ thuật đóng vai để nâng cao khả năng nói của sinh viên và các khuyến nghị để tối ưu hóa kĩ thuật đóng vai như một phương pháp giảng dạy. Bảng câu hỏi, phỏng vấn và quan sát được sử dụng như một phần của cả phương pháp định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh giá trị của hoạt động đóng vai trong việc cải thiện kỹ năng nói trong khóa học Tiếng Anh chuyên ngành Nghiệp vụ Nhà hàng và Khách sạn. Sinh viên nhận thấy kĩ thuật đóng vai mang lại lợi ích, mặc dù còn có những thách thức liên quan đến sự tự tin, trình độ ngôn ngữ và hạn chế về thời gian. Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết sâu sắc để cải thiện các hướng dẫn cho hoạt động đóng vai, giải quyết những khó khăn, điều chỉnh kỹ thuật giảng dạy và tích hợp kiến thức chuyên ngành để tạo ra trải nghiệm học tập sâu rộng hơn. Kết quả và khuyến nghị từ nghiên cứu mang lại lợi ích cho sinh viên, giáo viên và khóa học Tiếng Anh Nghiệp vụ Nhà hàng và Khách sạn.</p> Hoàng Thị Thúy An Hoàng Hương Ly Bản quyền (c) 2023-11-10 2023-11-10 229 03 75 81 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TÂY NAM BỘ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94425 <p>Nghiên cứu này hướng đến việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ. Nhóm tác giả nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu của 04 tỉnh, thành phố thuộc vùng trong giai đoạn 2005 - 2022, thông qua các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng như hồi quy gộp OLS, tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM). Sau khi tiến hành kiểm định và so sánh các mô hình này, REM được đánh giá là tối ưu nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 6 yếu tố đưa vào phân tích bao gồm Lao động, Vốn đầu tư, Chi tiêu công, Giáo dục, Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Tỷ lệ thất nghiệp, chỉ có chi tiêu công và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Phát hiện này là cơ sở cho các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm tập trung cải thiện các chính sách liên quan đến sử dụng vốn đầu tư, thương mại quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;&nbsp; nâng cao chất lượng lao động.</p> Nguyễn Hoàng Trung Nguyễn Chí Hải Bản quyền (c) 2023-11-10 2023-11-10 229 03 82 88 SỬ DỤNG ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN TRONG VIỆC DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH TRỊ 2 https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94427 <p>Bài viết này nghiên cứu việc sử dụng ứng dụng trò chơi giáo dục trực tuyến trong việc dạy ngữ pháp tiếng Anh tại trường Tiểu học Bình Trị 2. Người tham gia nghiên cứu này gồm 64 học sinh lớp năm và 6 giáo viên tiếng Anh. Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu tổng hợp để thu thập dữ liệu định lượng từ bảng câu hỏi khảo sát cho học sinh và dữ liệu định tính từ phỏng vấn bán cấu trúc cho giáo viên. Theo như kết quả, học sinh và giáo viên cho rằng việc sử dụng ứng dụng trò chơi giáo dục trực tuyến thật sự hiệu quả trong việc dạy học ngữ pháp tiếng Anh. Bên cạnh đó, học sinh và giáo viên đã đối mặt với nhiều thách thức khi sử dụng các ứng dụng này. Dựa vào kết quả phân tích, các đề xuất dành cho học sinh và giáo viên được trình bày. Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trong lĩnh vực sử dụng các ứng dụng trò chơi giáo dục trực tuyến trong việc dạy ngữ pháp tiếng Anh.</p> Hà Thanh Huy Bản quyền (c) 2023-11-24 2023-11-24 229 03 89 95 ƯỚC LƯỢNG MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CỦA SINH VIÊN CHO TÚI TÁI SỬ DỤNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94428 <p>Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ nhận thức, hành vi và mức giá sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng túi tái sử dụng của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đai học Thái Nguyên. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method) và tiến hành khảo sát 370 sinh viên của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Kết quả ước lượng cho thấy mức giá sẵn lòng chi trả cho túi tái sử dụng là 8.934 đồng/chiếc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng túi tái sử dụng. Cụ thể là trên 80% sinh viên được khảo sát cho rằng sử dụng túi tái sử dụng là cần thiết hay rất cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá sẵn lòng trả cho việc sử dụng túi tái sử dụng của sinh viên, gồm: giới tính, sinh viên đang theo học năm thứ mấy, tiền sinh hoạt phí trong một tháng, tình trạng đi làm thêm, số lần đi chợ, mức độ nhận thức về túi tái sử dụng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị về chính sách giá, thiết kế mẫu mã, chất lượng túi.</p> Nguyễn Thị Thu Thương Nguyễn Thu Thảo Hà Thị Minh Huệ Bản quyền (c) 2023-11-24 2023-11-24 229 03 96 103 NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHUYÊN NGỮ TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94429 <p>Bài báo nhằm tìm hiểu nhận thức và thực tiễn thực hiện vai trò của giáo viên trong dạy học dự án tại một trường đại học công lập Việt Nam. Bài phỏng vấn tường thuật được dùng để thu thập dữ liệu định tính với sự tham gia của năm giáo viên tại khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu được cho thấy các giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của mình khi áp dụng dạy học dự án, và thực tiễn giáo viên thực hiện vai trò của mình tương ứng với những gì họ nhận thức. Trong đó, vai trò của người thiết kế dự án được hiểu và thực hiện tốt nhất, tiếp đến là vai trò như người đánh giá dự án. Tuy nhiên, vai trò như người hướng dẫn và người cố vấn cho dự án học tập chưa được nhận thức sâu sắc và được thực hiện qua loa trong thực tế giảng dạy. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc hiểu rõ hơn nhận thức và thực tiễn thực hiện vai trò của giáo viên trong dạy học dự án trong bối cảnh giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, từ đó kêu gọi sự chú ý hơn của các nhà quản lí giáo dục đến việc hỗ trợ phát triển chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trong tương lai.</p> Phạm Thị Kim Ánh Bản quyền (c) 2023-11-24 2023-11-24 229 03 104 111 KHÁM PHÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO TPACK CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẤP THPT TẠI HẢI DƯƠNG https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94430 <p>Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn từ kết quả thu được có thể đánh giá năng lực dạy học trực tuyến của giáo viên tiếng Anh cấp THPT tỉnh Hải Dương về TPACK (Kiến thức nội dung sư phạm công nghệ) và điều tra những thách thức mà giáo viên đang phải đối mặt. Nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia của 30 giáo viên tiếng Anh của 5 trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong học kỳ 2 năm học 2021-2022. Phương pháp khảo sát là phương pháp nghiên cứu mô tả nhằm thu thập dữ liệu về đặc điểm của người tham gia. Kết quả cho thấy kiến thức công nghệ, kiến thức nội dung sư phạm và kiến thức nội dung công nghệ của giáo viên là cao. Ba lĩnh vực kiến thức này được coi là thành phần chính của TPACK, và điểm số trung bình cao cho thấy các giáo viên ở tỉnh Hải Dương có năng lực tốt trong việc tích hợp công nghệ vào thực tiễn giảng dạy của họ. Cuối cùng, một số hàm ý, hạn chế và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo đã được đưa vào nghiên cứu này.</p> Nguyễn Việt Long Bản quyền (c) 2023-11-29 2023-11-29 229 03 112 118 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC TÁC ĐỘNG ĐẾN LÒNG TỰ TRỌNG VÀ MỨC ĐỘ HẠNH PHÚC CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94501 <p>Bài viết này trình bày đánh giá về lòng tự trọng và hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp phỏng vấn bảng câu hỏi. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đánh giá nhận thức về lòng tự trọng và hạnh phúc. Dữ liệu được thu thập thông qua 1.300 bảng câu hỏi phát tán, đạt tỷ lệ phản hồi là 97,08%, thu được 1.262 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ. Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình tổng thể của các bài đánh giá lòng tự trọng luôn đạt cấp độ 3 hoặc cao hơn, với tỷ lệ đáng kể đạt cấp độ 4, cho thấy sự tự nhận thức tích cực của học sinh. Đáng chú ý, phân tích thống kê nêu bật sự khác biệt đáng kể về lòng tự trọng giữa sinh viên nam và nữ. Hơn nữa, một phân tích về lòng tự trọng dựa trên các cấp lớp cho thấy sự gia tăng dần dần về điểm số về lòng tự trọng khi học sinh tiến từ lớp thấp lên lớp cao hơn, nhấn mạnh ảnh hưởng của tuổi tác và sự trưởng thành đối với sự tự nhận thức. Học sinh nam có điểm số về lòng tự trọng cao hơn một chút so với các học sinh nữ, phù hợp với nghiên cứu hiện tại cho thấy có sự chênh lệch nhỏ về lòng tự trọng giữa các giới tính. Xét về mặt giới tính, học sinh nữ thể hiện mức độ hạnh phúc cao hơn học sinh nam, điều này có thể cho thấy sự khác biệt trong nhận thức và mối quan tâm về sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự khác biệt về sức khỏe giữa các cấp lớp khác nhau, có khả năng phản ánh trạng thái nhận thức và cảm xúc đang phát triển của học sinh trung học.</p> Lưu Tăng Phúc Khang Nguyễn Minh Khang Phạm Đàm Nam Phương Hoàng Ngọc Ánh Minh Trương Vinh Nguyễn Ngọc Hoàng Long Trần Thị Phương Dung Bản quyền (c) 2024-01-18 2024-01-18 229 03 119 126 SỬ DỤNG PHẢN HỒI ĐỒNG ĐẲNG TRONG VIỆC CẢI THIỆN KHẢ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH LỚP 10 https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94502 <p>Nghiên cứu được thực hiện với hy vọng kết quả thu được có thể làm rõ hơn ảnh hưởng của phản hồi đồng đẳng đến khả năng viết của học sinh tại một trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Thái Nguyên. Dựa trên các mục tiêu, một thiết kế nghiên cứu hành động đã được sử dụng. Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu viên đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian 10 tuần với sự tham gia của 30 học sinh lớp 10A1 một trường trung học phổ thông. Trong quá trình nghiên cứu, học sinh đã tham gia viết bài bằng phương pháp phản hồi đồng đẳng của giáo viên. Việc phân tích tài liệu và bảng hỏi dành cho sinh viên được chọn làm công cụ thu thập số liệu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp phản hồi đồng đẳng đến khả năng viết của học sinh sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp, khả năng viết của học sinh có sự cải thiện rõ rệt và hầu hết học sinh đều có thái độ tích cực và hành vi tốt đối với việc sử dụng phản hồi đồng đẳng trong giờ học viết.</p> Nguyễn Việt Long Nguyễn Thị Minh Loan Nguyễn Linh Duy Bản quyền (c) 2024-01-18 2024-01-18 229 03 127 134 VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94503 <p>Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu vai trò của tích lũy vốn con người đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế chuyển đổi số bằng cách nghiên cứu mối tương tác giữa việc hình thành vốn nhân lực và tác động của chính sách thuế từ chi tiêu của chính phủ đối với con người. Phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh với mô hình thế hệ chồng chéo và các cá nhân đồng nhất. Phát hiện chính của nghiên cứu là khi tăng đầu tư công vào việc nâng cao hiệu quả của người lao động sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế chuyển đổi số. Một kết quả khác đó là có hai tác động đáng chú ý của thuế: (i) thuế làm giảm thu nhập của hộ gia đình, giảm đầu tư vào vốn vật chất, làm tổn hại đến sản lượng; (ii) thuế làm tăng chi tiêu công cho vốn con người để nâng cao hiệu quả năng lực của lao động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế chuyển đổi số. Kết luận của nghiên cứu là tốc độ tăng trưởng dài hạn được thúc đẩy bởi đầu tư vào vốn con người và chính phủ có thể đánh thuế trên thu nhập lao động và lợi tức vốn để tài trợ cho khoản đầu tư công này.</p> Trần Nhật Thiện Bản quyền (c) 2024-01-18 2024-01-18 229 03 135 141 CHIẾN LƯỢC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRONG VIỆC GIẢM THIỂU LỖI SAI CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÂU BỊ ĐỘNG https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94504 <p>Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu các chiến lược của giáo viên tiếng Anh lớp 9 nhằm giảm thiểu lỗi của học sinh khi sử dụng câu bị động trong tiếng Anh. Những người tham gia là bốn giáo viên đang giảng dạy tại một trường trung học cơ sở ở một vùng nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu định tính từ bốn cuộc phỏng vấn giáo viên trực tuyến bao gồm chín câu hỏi. Về mặt chiến lược khi nhận xét cho học sinh, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các giáo viên đều thích nhận xét gián tiếp hơn, tức họ thường khuyến khích học sinh tự sửa lỗi hoặc khoanh tròn lỗi sai để học sinh tự sửa. Thời gian giáo viên cho nhận xét cũng rất khác nhau, và trong khi một số giáo viên nhận xét về các lỗi ở cuối bài học, những giáo viên khác sửa lỗi ngay lập tức trong khi vẫn cố gắng duy trì một không khí tích cực trong lớp. Về ngôn ngữ giảng dạy, giáo viên tham gia nghiên cứu đề xuất bốn chiến lược chính: chỉ dẫn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, tập trung vào cấu trúc, tập trung vào nghĩa và bổ sung các hoạt động ngoài thú vị. Đặc biệt, việc chú trọng vào cấu trúc thông qua việc củng cố ngữ pháp rất được giáo viên chú trọng. Điều này có nghĩa là họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học các động từ có quy tắc và bất quy tắc, và phân tích câu. Tập trung vào nghĩa cũng được coi là cần thiết để giúp học sinh hiểu nghĩa câu một cách hiệu quả, kéo theo nhu cầu học sinh cần cải thiện vốn từ vựng.</p> Hà Thụy Vân Hy Dương Mỹ Thẩm Bản quyền (c) 2024-01-18 2024-01-18 229 03 142 150 KHẢO SÁT CHIẾN LƯỢC HỌC TỪ VỰNG CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94505 <p>Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu chiến lược học từ vựng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Trường Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi được phát triển từ mô hình của Schmitt. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 150 sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh năm thứ nhất và năm thứ hai tại Trường Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các sinh viên tham gia nghiên cứu sử dụng tất cả các chiến lược học từ vựng trong bảng câu hỏi. Tuy nhiên, các chiến lược học từ vựng được sử dụng ở mức độ “trung bình”. Tóm lại, giáo viên nên giúp người học nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc học từ vựng và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau để tăng cường khả năng tiếp thu từ vựng. Giáo viên cũng nên tạo môi trường học từ vựng và tạo cơ hội để người học thực hành các chiến lược học từ vựng.</p> Vũ Thị Luyên Nguyễn Thị Diệu Hà Bản quyền (c) 2024-01-18 2024-01-18 229 03 151 157 NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHỮNG KHÓ KHĂN DỊCH TÀI LIỆU PHÁP LÝ ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94506 <p>Trong thời đại hội nhập toàn cầu, người làm nghề luật hiện nay cần được trang bị kiến thức toàn diện về các lĩnh vực pháp lý khác nhau. Đặc tính của tiếng Anh pháp lý tạo ra những trở ngại đáng kể trong việc hiểu ý nghĩa dịch tương đương trong văn bản pháp luật, bởi vậy kỹ năng dịch thuật pháp lý được cho là rất cần thiết đối với các chuyên gia pháp lý. Với mục đích đào tạo các biên dịch viên pháp lý hiện tại và tương lai, nghiên cứu này tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên chuyên ngành tiếng Anh pháp lý có thể gặp phải khi dịch tài liệu pháp lý. Nghiên cứu mô tả sử dụng phương pháp tiếp cận hỗn hợp để khảo sát 151 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh pháp lý trong hai khóa học K45 &amp; K46 tại trường Đại học Luật Hà Nội trong học kỳ 1 năm học 2023-2024. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những khó khăn sinh viên tiếng Anh pháp lý gặp phải khi dịch văn bản pháp lý chủ yếu liên quan đến đặc điểm từ vựng của tiếng Anh pháp lý, sinh viên không gặp nhiều khó khăn trong phong cách viết tiếng Anh pháp lý. Để giải quyết vấn đề này, sinh viên tiếng Anh pháp lý nên phát triển tính tự chủ học tập của mình bằng cách áp dụng một số kỹ thuật dịch tiếng Anh pháp lý hiệu quả được thông qua các văn bản pháp lý đã được dịch, hoặc sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là tận dụng các nguồn tài nguyên Internet để mở rộng kiến thức Luật tương ứng trong và ngoài nước.</p> Vũ Văn Tuấn Lê Thị Hà Linh Bản quyền (c) 2024-02-02 2024-02-02 229 03 158 167 “TRUYỆN KIỀU” – SỰ LỰA CHỌN GIÁ TRỊ VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94507 <p>Mục đích của bài viết này là lý giải vì sao mà một bản nguồn văn học bình thường đã trở thành một tác phẩm đỉnh cao của văn học Việt Nam, được nâng tầm như một sự tôn vinh văn hóa truyền thống dân tộc. Nghiên cứu này tập trung vào sự chuyển hướng tư tưởng và chuyển thể của một tác phẩm tiểu thuyết tài tử giai nhân thành một tác phẩm truyện thơ Nôm. Trên cơ sở văn hóa dân tộc, thể thơ lục bát truyền thống và chữ Nôm, một tác phẩm văn học đặc sắc ra đời phản ánh nhiều nét văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Nghiên cứu cho thấy sự biến đổi từ một tác phẩm bình thường trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam đã được diễn ra như thế nào. Bài viết sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống, loại hình, liên ngành văn học – văn hóa. Bài viết làm sáng tỏ quá trình một tác phẩm văn học đạt đến đỉnh cao của văn học viết trung đại Việt Nam trong bối cảnh lịch sử văn hóa khu vực và Việt Nam thông qua việc giải mã quá trình sáng tạo <em>Truyện Kiều</em> của Nguyễn Du - biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Bài viết cho thấy một tác phẩm văn học đã trở thành một đỉnh cao văn học dân tộc như thế nào và hình tượng <em>Truyện Kiều</em> trở thành một biểu tượng của ý thức dân tộc, tinh thần khẳng định văn hóa dân tộc.</p> Phạm Văn Hóa Bản quyền (c) 2024-02-02 2024-02-02 229 03 168 175 VAI TRÒ CỦA TƯ DUY KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH ĐẾN KẾT QUẢ ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94508 <p>Nghiên cứu nhằm kiểm chứng vai trò của Tư duy khởi nghiệp tới kết quả đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ, đồng thời xem xét vai trò trung gian của đổi mới mô hình kinh doanh. Dựa trên lý thuyết đổi mới cơ hội, mô hình và giả thuyết nghiên cứu được kiểm chứng thông qua khảo sát bảng hỏi có cấu trúc tại các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Tập dữ liệu bao gồm 163 câu trả lời hợp lệ của các nhà quản lý cấp trung và quản lý cấp cao. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa tư duy khởi nghiệp, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả đổi mới sản phẩm. Kết quả cho thấy tư duy khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sản phẩm và đổi mới mô hình kinh doanh có vai trò trung gian một phần đối với mối quan hệ trên. Nghiên cứu khẳng định vai trò của tư duy khởi nghiệp và đổi mới mô hình kinh doanh tới kết quả đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghệ ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ cũng có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tiễn.</p> Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Phương Hoa Bản quyền (c) 2024-02-02 2024-02-02 229 03 176 184 GIẢNG DẠY LIÊN VĂN HÓA VÀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94509 <p>Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của khóa học giao tiếp liên văn hóa đối với sự phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa của sinh viên, một năng lực quan trọng với người học ngôn ngữ trong thế giới toàn cầu hóa. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp khảo sát với phỏng vấn sinh viên, nghiên cứu này tìm hiểu sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ liên văn hóa của sinh viên trước và sau khóa học và mức độ đóng góp của khóa học vào sự phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa của sinh viên. 122 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đã tham gia cuộc khảo sát trực tuyến và 10 sinh viên tình nguyện tham gia các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Bộ câu hỏi điều tra của tác giá Huang (2021) được sử dụng làm công cụ chính để thu thập dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù khóa học giúp cải thiện tất cả các thành phần của năng lực giao tiếp liên văn hóa nhưng có hiệu quả rõ nét nhất về mặt kiến thức so với các thành tố khác, và kỹ năng là thành phần ít được cải thiện nhất. Nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cho việc sửa đổi nội dung khóa học và thiết kế chương trình giảng dạy.</p> Nguyễn Thị Bích Ngọc Đoàn Thị Minh Tâm Trần Minh Thành Bản quyền (c) 2024-02-02 2024-02-02 229 03 185 192 VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94512 <p>Giáo viên có những vai trò khác nhau trong việc hỗ trợ người học tiếng Anh phát triển năng lực tự chủ trong quá trình học tập. Tuy nhiên, giáo viên có thể gặp một số những thách thức nhất định trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bài báo có mục đích nghiên cứu vai trò của giáo viên và những thách thức họ gặp trong quá trình phát triển năng lực tự chủ cho sinh viên không chuyên Anh tại một trường cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Thiết kế phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được áp dụng cho nghiên cứu này. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn bán cấu trúc. Có 100 sinh viên và 28 giáo viên dạy tiếng Anh tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy giáo viên đóng vai trò là “tư vấn”, “khuyên bảo”, “cung cấp ngữ liệu” và “quản lý” trong việc phát triển tính tự chủ cho người học. Giáo viên cũng gặp một số thách thức liên quan tới người học, môi trường học và chính bản thân họ. Nghiên cứu làm rõ thêm vai trò của giáo viên và đưa ra những đề xuất giúp giáo viên và sinh viên nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.</p> Lê Văn Tuyên Trần Lâm Bạch Trần Kim Hồng Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 193 201 QUAN ĐIỂM VỀ VĂN HÓA VÀ TIẾN TRÌNH TÍCH HỢP VĂN HÓA VÀO MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94514 <p>Bài báo nghiên cứu quan niệm về văn hóa trong bối cảnh giáo dục ở bậc đại học Việt Nam. Một mặt, tác giả tập trung tìm hiểu quan điểm về văn hóa của đội ngũ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên tại trường Đại học Đà Lạt. Mặt khác, tác giả xem xét tiến trình tích hợp khái niệm này vào môi trường giáo dục đại học. Kết quả tổng hợp và phân tích một số báo cáo chính thức liên quan lĩnh vực này, cùng với dữ liệu khảo sát thu thập được trong năm học 2017-2018 tại Trường Đại học Đà Lạt cho thấy nhà trường đang hết sức nỗ lực xây dựng văn hóa học đường nhằm mục đích tôn tạo diện mạo văn hóa của họ. Thật vậy, cả giá trị vật thể và phi vật thể đều góp phần cấu thành những yếu tố cốt yếu tạo nên bản sắc của trường đại học. Giá trị vật thể bao gồm các khía cạnh vật chất hoặc các hoạt động khác nhau có thể nhìn thấy được trong khuôn viên trường, trong khi giá trị phi vật thể liên quan đến các khía cạnh nhân văn và chuyên môn của cộng đồng trường đại học. Tuy nhiên, có vẻ như văn hóa học thuật chủ yếu chỉ giới hạn ở các nguyên tắc thiết chế, thường được hiểu đơn giản là những gì “Nên làm” và “Không nên làm” mặc dù nó hàm chứa nhiều khía cạnh. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số nhận định cũng như nêu lên một vài suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu.</p> Nguyễn Đỗ Thiên Vũ Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 202 209 KHÁM PHÁ NHỮNG CHIẾN LƯỢC SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH SỬ DỤNG ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỪ VỰNG TIẾNG ANH PHÁP LÝ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94515 <p>Học tiếng Anh pháp lý đòi hỏi người học phải rất nỗ lực vượt qua một trong những trở ngại chính đó là từ vựng chuyên ngành tiếng Anh pháp lý. Được phân loại là tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh pháp lý có những đặc điểm riêng biệt so với tiếng Anh thông thường. Nghiên cứu này liên quan đến 151 đại diện sinh viên chuyên ngành tiếng Anh pháp lý đang theo học khóa 45 và 46 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để tìm ra chiến lược điển hình của người học nhằm nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh pháp lý. Kết quả cho thấy việc sử dụng từ cổ, từ nước ngoài/ từ vay mượn, sử dụng từ tương đương, thuật ngữ pháp luật tiếng Việt thiếu sự tương đương là những trở ngại đáng kể mà người học gặp phải. Hơn nữa, quan điểm của sinh viên cho thấy rằng tần suất sử dụng các chiến lược xã giao cao nhất trong khi các chiến lược trí nhớ được sử dụng ít nhất. Những phát hiện này sẽ giúp các nhà quản trị trường học ban hành các chính sách đổi mới về đào tạo tiếng Anh pháp lý, giảng viên cân nhắc điều chỉnh các phương pháp sư phạm phù hợp để dạy môn tiếng Anh pháp lý và những người quan tâm đến việc nâng cao trình độ tiếng Anh pháp lý sẽ tham khảo bài viết này để nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh pháp lý.</p> Vũ Văn Tuấn Nguyễn Thị Kim Dung Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 210 218 TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH CÁCH CÁ NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÔNG CHỨC TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRỰC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94516 <p>Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của tính cách cá nhân đến kết quả công việc của công chức tại các đơn vị hành chính trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thực hiện để thu thập dữ liệu từ 455 công chức. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính để đánh giá tác động của tính cách cá nhân đến kết quả làm việc gồm sự hài lòng công việc, sự cam kết tổ chức và ý định ở lại. Các kết quả tiết lộ có mối quan hệ tích cực giữa 5 yếu tố tính cách cá nhân và sự cam kết tổ chức, sự hài lòng công việc và ý định ở lại. Hơn nữa, sự hài lòng công việc và sự cam kết tổ chức có tương quan tích cực với ý định ở lại tổ chức của các công chức. Các phát hiện này đã gợi mở một số hàm ý quản trị cho các đơn vị hành chính trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội để nâng cao sự cam kết tổ chức, sự hài lòng công việc và thúc đẩy ý định ở lại của công chức trong thời gian tới.</p> Nguyễn Danh Nam Uông Thị Ngọc Lan Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 219 226 NIỀM TIN CỦA GIÁO SINH VỀ VIỆC DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ EM VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94517 <p>Niềm tin của giáo viên về việc dạy tiếng Anh cho trẻ em có lẽ sẽ có những ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Hiểu rõ về niềm tin của giáo sinh trong ngữ cảnh Việt Nam thực sự rất có ích cho các nhà giáo dục và đào tạo giáo viên tiếng Anh. Cũng vì thế, mục đích của đề tài này là khám phá niềm tin của giáo sinh về việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 133 giáo sinh. Nghiên cứu thu thập cả dữ liệu định lượng và định tính thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn bán cấu trúc. Để phân tích dữ liệu, phương pháp thống kê mô tả và phân tích theo nội dung đã được sử dụng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hầu hết giáo sinh đều có những niềm tin giống nhau về việc học tiếng Anh của trẻ em, về phương pháp giảng dạy và về chính bản thân họ. Nghiên cứu làm rõ thêm tầm quan trọng của niềm tin trong giảng dạy tiếng Anh và cũng có những đóng góp cho giáo sinh, giáo viên và những người đào tạo giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em ở Việt Nam và ở những ngữ cảnh tương tự.</p> Lê Văn Tuyên Trần Kim Hồng Võ Trần Minh Hiếu Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 227 236 SỬ DỤNG PODCAST NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGHE TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN - NGHIÊN CỨU TIỀN THỰC NGHIỆM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94519 <p>Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của podcast tiếng Anh trong việc cải thiện kỹ năng nghe cho sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh và đo lường sự hài lòng của họ với nguồn tài nguyên này. Hai mươi tám sinh viên, bao gồm chín nam và mười chín nữ, đã được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Trong nhóm đối chứng, sinh viên được hướng dẫn dành ít nhất một giờ mỗi tuần để nghe tiếng Anh các nguồn tài liệu bất kỳ, trong khi nhóm thực nghiệm được yêu cầu nghe một podcast tiếng Anh ít nhất hai lần. Sau mỗi tuần học, sinh viên làm bài tập trong phiếu bài tập nghe với nội dung liên quan đến chủ đề đã học trong tuần trước. Ngoài ra, sinh viên cũng hoàn thành hai bài kiểm tra đầu vào và bài kiểm tra kết thúc khoá học để đo lường mức độ tiến bộ trong suốt thời gian thực nghiệm. Để đánh giá sự hài lòng của nhóm thực nghiệm với việc sử dụng podcast trong nghiên cứu, một bảng hỏi đã được gửi đến sinh viên. Dữ liệu thu thập từ các công cụ nghiên cứu trên cho thấy sinh viên nhóm thực nghiệm đã có cải thiện về kỹ năng nghe tốt hơn so với sinh viên nhóm đối chứng nhờ việc tích hợp podcast vào quá trình học nghe tiếng Anh. Nhóm sinh viên cũng thể hiện thái độ tích cực đối với việc sử dụng podcast tiếng Anh trong việc học ngôn ngữ này.</p> Vũ Kiều Hạnh Vũ Thị Quyên Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 237 242 PHÂN TÍCH SO SÁNH TÍNH THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHO PHÉP DÙNG NGÔN NGỮ THỨ NHẤT VÀ CHÍNH SÁCH CHỈ SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH PHÁP LÝ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94520 <p>Sự khó khăn trong việc lựa chọn chỉ sử dụng tiếng Anh hay tiếng mẹ đẻ trong việc học và dạy tiếng Anh chuyên ngành đã diễn ra trong vài năm qua ở cấp độ đại học. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tính hiệu quả và tính thực tiễn của việc triển khai hai phương pháp dạy và học nói trên. Nghiên cứu bán thực nghiệm được thực hiện với 56 sinh viên ở hai lớp và áp dụng các phương pháp sư phạm khác nhau trong các bài kiểm tra từng giai đoạn trong học kỳ 1, năm học 2023-2024. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng sự khác biệt về kết quả học tập giữa hai nhóm lớp học thực nghiệm không đáng kể. Tuy nhiên, kết quả bài kiểm tra của lớp có sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cao hơn một chút, điều này cho thấy vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc dạy tiếng Anh chuyên ngành, cụ thể là tiếng Anh pháp lý ở một mức độ nào đó vẫn rất cần thiết. Ngoài ra, sinh viên đang theo học chương trình song bằng đạt được thành tích tốt hơn trong việc học tiếng Anh pháp lý vì khả năng hiểu tiếng Anh pháp lý của sinh viên phần nào được hỗ trợ bởi kiến thức từ chương trình bằng kép. Nghiên cứu thực nghiệm này mang đến cái nhìn sâu sắc về sự lựa chọn phù hợp các phương pháp thực tiễn trong dạy và học tiếng Anh pháp lý.</p> Bá Minh Tú Vũ Văn Tuấn Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 243 250 HỆ THỐNG GIAO THÔNG TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1945 https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94537 <p>Từ năm 1897 đến năm 1945, để phục vụ mục đích cai trị, quân sự và kinh tế, thực dân Pháp đã đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống giao thông ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, hệ thống giao thông tỉnh Lạng Sơn như thế nào và tác động gì đến địa phương và khu vực? Thông qua tài liệu lưu trữ và các tài liệu khác, dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phân tích, bài viết sẽ làm rõ sự hình thành, phát triển và tác động của hệ thống giao thông tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1945. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời kỳ này, thực dân Pháp đã cải tạo, xây dựng, mở rộng hệ thống giao thông Lạng Sơn nhằm cai trị, khai thác và vơ vét tài nguyên ở Việt Nam nói chung, ở Lạng Sơn và các tỉnh lân cận nói riêng. Hệ thống giao thông ở tỉnh Lạng Sơn tác động cả tích cực và tiêu cực tới mọi mặt của địa phương và khu vực. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy học, nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.</p> Nguyễn Thị Hòa Nông Văn Hưng Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 251 258 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94538 <p>Hiện nay, có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại trường Đại học Tây Nguyên. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ cho 250 sinh viên tại trường và sử dụng phần mềm SPSS 22.0, bài báo xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Tây Nguyên với mức độ tác động lần lượt là: Động cơ nghiên cứu khoa học, Sinh viên và Giảng viên. Trong đó, Động cơ nghiên cứu khoa học và Sinh viên có sự tác động cùng chiều tới sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, còn yếu tố Giảng viên thì có sự tác động ngược chiều. Trong mô hình này có 2 nhân tố là Chính sách của trường và Cơ sở vật chất sau khi phân tích không tìm thấy sự tương quan tới biến phụ thuộc. Bài viết này giúp các nhà quản lý giáo dục tại trường hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên. Từ đó, nhà trường có thể có những chính sách, hoạt động khuyến khích, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên.</p> Đỗ Xuân Việt Nguyễn Hà Hồng Anh Y Cuôr Bkrông Lê Quốc Tuấn Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 259 266 CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG SINH VIÊN Ở ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94539 <p>Công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên được Đảng ta coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua, Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên trong sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác phát triển đảng viên trong sinh viên còn một số khó khăn, vướng mắc. Bằng phương pháp phân tích thể chế, nhóm tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu mô tả cụ thể thực trạng của công tác phát triển đảng trong sinh viên từ một cơ sở giáo dục đại học công lập, qua đó, bài viết cung cấp cơ sở khoa học cho các bên có liên quan thúc đẩy thực hiện công tác này ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả hơn nữa; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.</p> Nguyễn Văn Pha Trần Trương Gia Bảo Bản quyền (c) 2024-03-22 2024-03-22 229 03 267 273 HỢP TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ TRONG VAI TRÒ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94542 <p>Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2016, mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ hợp tác song phương. Theo đó, lĩnh vực quốc phòng - an ninh là một trong những trụ cột chính trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong bối cảnh khu vực và thế giới có những sự chuyển biến phức tạp, đặc biệt tại khu vực Biển Đông. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính thông qua khảo sát các dữ liệu thứ cấp nhằm nghiên cứu sự phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh Việt Nam và Ấn Độ trong giai đoạn 2016 đến nay. Kết quả cho thấy quy mô, cơ chế hợp tác quốc phòng - an ninh song phương đã và đang phát triển mạnh mẽ sau khi thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Từ đó, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian tới.</p> Lê Văn Nghị Lê Hoàng Kiệt Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 274 282 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TẠI TỈNH LÀO CAI https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94545 <p>Thông qua nghiên cứu thực trạng mức độ thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng (giới tính, đặc điểm tính cách, nhân khẩu, nơi sinh sống, kinh tế - tài chính, gia đình – người thân, bạn bè, thầy, cô giáo, các tổ chức tham gia) và đưa ra các giải pháp cải thiện các tác động tiêu cực của các yếu tố trên. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học để điều tra khảo sát bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng cụ thể: phỏng vấn sâu 15 sinh viên năm thứ nhất, khảo sát bằng phiếu điều tra đối với 175 sinh viên năm thứ nhất tại Phân hiệu. Dữ liệu nghiên cứu thu thập được xử lý phân tích trên phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất tại Phân hiệu ở mức trung bình, kết quả phân tích tương quan cho thấy các yếu tố được nghiên cứu đưa ra đều có ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.</p> Nguyễn Việt Anh Nguyễn Minh Hiền Phạm Thị Kim Anh Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 283 290 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TOÀN CẦU CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94548 <p>Nghiên cứu này khám phá hiệu quả của phương pháp giáo dục dựa trên kết quả đầu ra trong việc nâng cao kỹ năng toàn cầu cho sinh viên Việt Nam qua chương trình ngoại khóa. Sử dụng một phương pháp kết hợp định lượng và định tính bao gồm khảo sát, phỏng vấn sâu và đánh giá từ quan sát viên, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 120 sinh viên tại Trường Đại học Cần Thơ. Các hoạt động được thiết kế dựa trên mô hình 4C: Giao tiếp, Hợp tác, Tư duy phản biện, Sáng tạo. Kết quả cho thấy rằng, sau khi tham gia chương trình, sinh viên đã thể hiện được sự cải thiện rõ rệt trong các kỹ năng toàn cầu, đặc biệt là giao tiếp liên văn hóa và tư duy phản biện. Nghiên cứu kết luận rằng việc tích hợp các hoạt động tương tác dựa trên phương pháp giáo dục dựa trên kết quả đầu ra vào chương trình ngoại khóa đem lại hiệu quả để chuẩn bị lực lượng lao động sẵn sàng cho thị trường toàn cầu, đồng thời khuyến khích việc mở rộng cơ hội phát triển kỹ năng cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa.</p> Huỳnh Ngọc Thái Anh Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 291 300 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94552 <p>Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng sử dụng, chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Thái Nguyên. Để đánh giá chất lượng dịch vụ công trực tuyến, nghiên cứu đã khảo sát 300 bảng hỏi đối với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và nghiên cứu các tài liệu, báo cáo về cải cách hành chính của thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến có xu hướng tăng lên, phần lớn người dân và doanh nghiệp đều hài lòng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tâm lý e ngại về an toàn thông tin mạng và người dân chưa quen với việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến là những nguyên nhân cơ bản. Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy, chất lượng dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Thái Nguyên đã ngày càng được cải thiện thông qua mức độ sử dụng dịch vụ, thời gian xử lý hồ sơ đúng hạn đạt tỷ lệ cao, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp được đánh giá cao.</p> Lê Văn Hiếu Nguyễn Thị Mai Anh Cao Việt Dũng Lê Văn Cảnh Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 301 309 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94553 <p>Ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu của các nền giáo dục hiện nay trên thế giới, đây cũng là kỹ năng rất cần thiết của giáo viên trong thời đại công nghệ 4.0 và có thể coi là chìa khóa đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá là một hoạt động rất quan trọng, giúp đánh giá năng lực, xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục của học sinh. Trên cơ sở tổng quan các quan điểm đổi mới giáo dục liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; bài báo tập trung phân tích và làm rõ vai trò và thực trạng ứng dụng công nghệ số trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lí ở trường trung học phổ thông. Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau và đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát để làm tăng tính khoa học và sức thuyết phục của các nội dung nghiên cứu. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lí đã đạt được nhiều kế quả quan trọng giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học; song còn tồn tại những hạn chế nhất định trong hoạt động này, cần được khắc phục trong thời gian tới với việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.</p> Nghiêm Văn Long Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 310 317 XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN 5 TỐT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ: PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94555 <p>Bài báo này tập trung vào việc phát triển hệ thống đăng ký và quản lý cho phong trào Sinh viên 5 tốt tại trường Đại học Cần Thơ, với mục tiêu đánh giá nhu cầu, thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa phân tích lý thuyết và thu thập dữ liệu qua khảo sát từ số lượng lớn sinh viên, sau đó phân tích dữ liệu để xác định nhu cầu và thách thức để từ đó đề xuất một hệ thống quản lý tích hợp. Kết quả cho thấy sự cần thiết của việc áp dụng mô hình quản lý MBO (Management by Objectives) và ERP (Enterprise Resource Planning) để cải thiện quy trình quản lý và hỗ trợ sinh viên đạt được các tiêu chuẩn của "Sinh viên 5 tốt". Nghiên cứu kết luận rằng, việc triển khai một hệ thống quản lý không chỉ góp phần thúc đẩy phong trào “Sinh viên 5 tốt” phát triển hiệu quả mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ.</p> Huỳnh Phúc Lộc Huỳnh Ngọc Thái Anh Lê Ngọc Thái Lê Nguyễn Hải Đăng Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 318 326 CÔNG TÁC KHƠI DẬY KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC TRONG SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94556 <p>Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra quan điểm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nhằm củng cố cơ đồ, tăng cường vị thế đất nước cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Để hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo đó, sinh viên là lực lượng đóng vai trò quan trọng, bởi đây chính là lực lượng kế thừa có kiến thức và hoài bão góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bài viết dựa trên cách tiếp cận quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và phương pháp phỏng vấn sâu để làm rõ một số vấn đề có liên quan đến công tác khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong sinh viên, không gian nghiên cứu là trường Đại học Cần Thơ. Từ đó, nhóm tác giả nghiên cứu làm rõ và đánh giá thực trạng công tác khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong sinh viên ở trường Đại học Cần Thơ, trên phương diện chủ thể, nội dung và phương thức khơi dậy khát vọng.</p> Trần Thị Thủy Tiên Hồ Thị Cẩm Linh Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 327 334 THỂ CHẾ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC CẢNG BIỂN Ở MIỀN TRUNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94559 <p>Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị như trừu tượng hóa khoa học, phép duy vật biện chứng, logic kết hợp lịch sử, để phân tích thực trạng thể chế liên kết phát triển dịch vụ logistics tại các cảng biển ở miền Trung Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn 2020 – 2023, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế tạo hành lang pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp dịch vụ logistics tại các cảng biển thực hiện tiến trình chuyển đổi số tại đơn vị. Tuy nhiên, bất cập về thể chế vẫn còn tồn tại như: chưa có nhiều văn bản pháp luật thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi số tại các cảng biển ở miền Trung; thiếu cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp; nguồn nhân lực dịch vụ logistics tại các cảng biển ở miền Trung chưa đáp ứng được yêu cầu của bối cảnh chuyển đổi số. Doanh nghiệp dịch vụ logistics tại các cảng biển chưa tận dụng hết cơ hội phát triển, năng lực cạnh tranh số còn yếu, nguồn lực về tài chính số còn hạn hẹp… Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết phát triển dịch vụ logistics tại các cảng biển ở miền Trung trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu.</p> Văn Công Vũ Trần Hoa Phượng Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 335 342 SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI XÃ QUẢNG LỢI, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94562 <p>Nghiên cứu sử dụng thang đo 7 bậc để đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch đầm phá tại Quảng Lợi cho thấy vai trò của người dân chưa thực sự nổi bật, chủ yếu là cung cấp dịch vụ đầu vào và làm việc trong các cơ sở dịch vụ, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Bằng cách tiếp cận khám phá tuần tự, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá xác định có 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bao gồm: đặc điểm hộ, nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng, lợi ích sinh kế, tài nguyên và thị trường du lịch, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch địa phương, tổ chức cộng đồng và người thân, ảnh hưởng của các sự cố bất lợi. Kết quả phân tích Anova một yếu tố chỉ ra có sự khác biệt cơ bản về mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm tuổi và trình độ học vấn. Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại địa phương cần tăng cường sự tham gia của người dân bằng cách tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế quản lý, tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ người dân cải thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch.</p> Lê Chí Hùng Cường Hoàng Dũng Hà Nguyễn Văn Chung Trần Thị Quỳnh Tiến Vũ Tuấn Minh Tsutsui Kazunobu Bùi Thị Thu Đỗ Thị Việt Hương Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 343 351 ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94564 <p>Thái Nguyên là một trong những điểm sáng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên toàn quốc và thu hút được nhiều nguồn ngân sách đầu tư trong nước và nước ngoài. Công nghiệp phát triển mạnh gắn liền với áp lực nguồn thải gây ô nhiễm môi trường càng lớn đặc biệt là ô nhiễm không khí. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ ô nhiễm không khí. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng số liệu của 12 điểm quan trắc tại thành phố Thái Nguyên, phương pháp tính chỉ số chất lượng không khí và phương pháp ứng dụng GIS xây dựng bản đồ ô nhiễm không khí. Kết quả quan trắc không khí thành phố Thái Nguyên cho thấy, ở hầu hết các điểm quan trắc chỉ số chất lượng không khí đều nằm trong ngưỡng cho phép là 50 – 100. Điều này có thể kết luận rằng chất lượng không khí tại thành phố Thái Nguyên ở ngưỡng trung bình theo Quy chuẩn Việt Nam. Nhưng qua ứng dụng công nghệ GIS, xây dựng bản đồ nội suy diễn biến chất lượng không khí của thành phố Thái Nguyên năm 2022 cho thấy, hầu hết các khu vực của thành phố Thái Nguyên đều có màu cam với khoảng giá trị 100-200 biểu thị chất lượng không khí kém (nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên ngoài).</p> Trần Hải Đăng Phạm Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Quỳnh Nguyễn Hoàng Long Hà Thanh Tùng Hà Thế Duy Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 352 358 KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM – GỢI MỞ HOÀN THIỆN TỪ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94566 <p>Bên cạnh quyền thực hành quyền công tố, quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết vụ án hình sự là một chức năng khác của Viện kiểm sát, đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo pháp luật tố tụng hình sự được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Nghiên cứu được đặt ra nhằm phân tích rõ chức năng này của Viện kiểm sát, cụ thể liên quan đến đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có so sánh với luật tố tụng hình sự Liên bang Nga. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và đặc biệt là so sánh các quy định pháp luật và các công trình khoa học về chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của hai quốc gia để đưa ra những kiến giải cụ thể. Kết quả của nghiên cứu là những đánh giá về điểm tương đồng và khác biệt của hai quốc gia và đề xuất những giải pháp hoàn thiện chức năng quan trọng này cho pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, phù hợp với những mục tiêu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đặt ra về hoàn thiện thể chế Viện kiểm sát nhân dân.</p> Mai Thanh Sơn Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 359 365 ỨNG DỤNG NGÔN NGỮ R XÂY DỰNG TÀI LIỆU SỐ DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94567 <p>Hiện nay, tài liệu học về công nghệ thông tin rất đa dạng và phong phú. Bao gồm trong đó từ sách giáo trình truyền thống cho đến tài liệu trực tuyến, các bài viết khoa học, tạp chí chuyên ngành và tài liệu hướng dẫn từ các nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất công nghệ. Tuy nhiên, việc lựa chọn và đánh giá tài liệu học trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đặt ra một thách thức đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự thay đổi liên tục trong lĩnh vực này, tài liệu có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời hoặc không còn phù hợp. Mục đích của nghiên cứu trong bài báo này nhằm đưa ra phương pháp tiếp cận các công cụ mã nguồn mở hiện nay trong việc xây dựng tài liệu số giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức trong quá trình học và nghiên cứu chuyên ngành về công nghệ thông tin. Trong bài viết này, nhóm tác giả trình bày về ứng dụng của ngôn ngữ R và Markdown và phương pháp “nghiên cứu khả lặp” để hoàn thiện một quy trình xây dựng tài liệu số. Kết quả của nghiên cứu là các tài liệu số đã và đang được sử dụng cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên.</p> Đoàn Quang Duy Trần Quang Quý Lê Anh Tú Phan Thị Cúc Mông Quốc Tuấn Đặng Thương Hoài Linh Lê Hồng Thu Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 366 372 GIÁO DỤC NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94569 <p>Nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh để giáo dục, rèn luyện cho thanh niên là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong xã hội và nhà trường. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tri thức về cuộc đời, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, bài báo rút ra những đặc trưng về nhân cách Hồ Chí Minh, đồng thời đề xuất một số giải pháp định hướng giáo dục thanh niên trong bối cảnh hiện nay. Với những đặc trưng và giá trị, nhân cách Hồ Chí Minh soi đường phát triển của dân tộc và định hướng xây dựng thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay. Thanh niên Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều hệ giá trị khác nhau, sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên bị tác động bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Do đó, nghiên cứu nội dung, giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc giáo dục, rèn luyện nhân cách của thanh niên sẽ góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển con người và đất nước Việt Nam.</p> Nguyễn Văn Quang Lê Thị Ái Tiên Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 373 378 TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94570 <p>Việc chủ động lựa chọn nghề nghiệp vừa phù hợp với sở thích, năng lực bản thân vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động là vấn đề cần thiết đối với mỗi cá nhân. Để có được sự lựa chọn đúng đắn đó thì việc giáo dục hướng nghiệp đối với các em học sinh ngay khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường giữ một vai trò quan trọng. Với ý nghĩa đó, giáo dục hướng nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cấp trung học phổ thông, hướng tới việc nâng cao hiệu quả lao động và làm tốt công tác phân luồng học sinh sau mỗi bậc học. Dưới góc độ tiếp cận của phương pháp nghiên cứu lý thuyết thông qua thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, tác giả nhận thấy: có nhiều con đường để thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho người học. Trong tổng thể đó, một trong những con đường mang lại hiệu quả lâu bền chính là việc giáo dục hướng nghiệp thông qua tích hợp trong dạy học các môn học liên quan. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Trên cơ sở phát triển các lý thuyết về dạy học tích hợp và giáo dục hướng nghiệp vào môn học, bài báo xác định được các địa chỉ trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật để tiến hành thực hiện các biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp.</p> Hoàng Phi Hải Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 379 386 ZALO MINI APP - ĐOÀN HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ: KẾT NỐI THÔNG TIN HIỆU QUẢ DÀNH CHO ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94572 <p>Trong thời đại hiện nay, việc truyền đạt thông tin từ nhà trường tới sinh viên vẫn là một thách thức đối với nhiều cơ sở giáo dục. Nhận thấy điều này, mục tiêu của hệ thống đề xuất là cung cấp cho sinh viên một phương tiện tiếp cận thông tin từ nhà trường một cách nhanh chóng và tiện lợi, nhằm giải quyết vấn đề hạn chế này. Bằng cách áp dụng công nghệ Zalo Mini App, hệ thống được phát triển nhằm tối ưu hóa thời gian và tài nguyên của cả nhà trường và sinh viên. Chính vì sự tiện lợi của nền tảng này, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia&nbsp; Hồ Chí Minh nhận thấy các tiềm năng của nền tảng này và đề xuất một ứng dụng kết nối thông tin hiệu quả với tên gọi IU Youth Mini App. Ứng dụng sử dụng công nghệ React để tự động cập nhật thông tin từ trang web trường và cung cấp trực tiếp các thông báo và sự kiện cho người dùng trên Zalo. Kết quả là các thông tin được cập nhật đầy đủ và chính xác từ phía nhà trường, đồng thời hỗ trợ sinh viên truy cập các thông tin quan trọng khác như bảng điểm. Qua đó, hệ thống đã đạt được mục tiêu ban đầu của mình và mang lại lợi ích đáng kể cho cả cộng đồng sinh viên và nhà trường.</p> Lê Nguyễn Bình Nguyên Đặng Nguyễn Nam Anh Nguyễn Phúc Khang Lê Duy Tân Đào Kim Anh Lê Thị Quỳnh Mai Nguyễn Đăng Quang Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 387 394 CHỈ SỐ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94574 <p>Vấn đề về hạnh phúc đã được thể chế hoá trong văn kiện của Đảng, đã được Chính phủ quan tâm và có chỉ đạo, định hướng. Trong lộ trình tự chủ đại học, sự hài lòng của sinh viên, hay chính xác hơn là “khách hàng” của đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo là trường đại học, ngày càng trở nên quan trọng. Nghiên cứu, đo lường mức độ hài lòng của sinh viên là một vấn đề quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích hướng tới việc đề xuất một công cụ trong quản trị đại học, cung cấp những dữ liệu thực tế về tình hình mức độ hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đối với sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và xử lý bằng phương pháp bình quân gia quyền với công cụ SPSS và Google Sheet. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ hài lòng của sinh viên giữa các nhóm xã hội. Mức độ hài lòng của sinh viên ở mức 6,36 trên thang điểm 10, chưa thực sự cao để có thể kết luận rằng sinh viên trường hoàn toàn hài long. Nhưng kết quả này ở mức khá tốt, có nhiều điều có thể thực hiện để nâng cao chỉ số này.</p> Nguyễn Mai Đức Mạnh Nguyễn Huỳnh Minh Phúc Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 395 402 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHATGPT CỦA SINH VIÊN Y - DƯỢC HUẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94575 <p>ChatGPT và các mô hình ngôn ngữ lớn đã và đang chứng minh được tiềm năng ứng dụng trong giáo dục y khoa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế và một số yếu tố liên quan. Đây là một nghiên cứu cắt ngang, kết hợp thảo luận nhóm có trọng tâm và khảo sát bằng bộ câu hỏi tự điền trên mẫu ngẫu nhiên phân tầng gồm 1101 sinh viên từ 11/2023 đến 01/2024. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 75,4% sinh viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế đã biết về ChatGPT, trong số đó 25,4% đã từng sử dụng ChatGPT. Hơn 70% sinh viên cho rằng chỉ nên sử dụng ChatGPT như là công cụ hỗ trợ. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng ChatGPT và tuổi, giới tính, năng lực sức khoẻ và mức độ rối loạn lo âu của sinh viên (p &lt; 0,05). Có thể thấy rằng, ChatGPT đã được sử dụng phổ biến như một công cụ học tập hiệu quả, hứa hẹn sẽ tạo nên cách mạng trong giáo dục y khoa. Việc phát triển chương trình đào tạo về năng lực sức khoẻ, năng lực sức khoẻ điện tử có thể cung cấp cho sinh viên kỹ năng cần thiết để sử dụng ChatGPT và những mô hình ngôn ngữ lớn khác một cách an toàn và hiệu quả.</p> Nguyễn Thị Phương Thảo Bùi Mạnh Hùng Nguyễn Thị Anh Phương Nguyễn Huyền Trâm Trương Mai Vĩnh Thoại Nguyễn Sinh Nhật Phạm Thị Thu Hà Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 403 410 TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TỚI LĨNH VỰC LAO ĐỘNG: THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94577 <p>Quyền lao động được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con người mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc nội và quốc tế. Những phát triển gần đây của Trí tuệ nhân tạo đã làm dấy lên nhiều lo ngại cho các quốc gia, rằng khả năng tự học của nó có thể dẫn đến tình trạng mất việc trên quy mô lớn, từ đó có thể ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật lao động quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, liệu những lo ngại này có hoàn toàn đúng? Bằng các phương pháp chính như tổng hợp, phân tích lịch sử, so sánh, đánh giá các hệ thống pháp luật, bài viết phân tích những tác động nổi bật của trí tuệ nhân tạo đến quyền lao động hiện nay. Từ đó, tác giả cố gắng trả lời câu hỏi liệu chúng ta có đang đánh giá quá cao AI hay không? Cuối cùng, bài viết đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Lao động Việt Nam liên quan đến AI. Kết quả nghiên cứu này góp phần hoàn thiện bức tranh chưa hoàn thiện của pháp luật lao động toàn cầu liên quan đến vấn đề trí tuệ nhân tạo.</p> Phan Đình Nguyện Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 411 418 NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CƯỚP BIỂN BARBARY Ở ĐỊA TRUNG HẢI TỪ CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94579 <p>Chính sách với các nhà nước cướp biển Barbary ở khu vực Địa Trung Hải là một trong số vấn đề trọng tâm của nước Mỹ ở buổi đầu thời kì lập quốc. Trên cơ sở các nguồn sử liệu, bài báo phân tích hoạt động ngoại giao của nước Mỹ trong việc chống lại hành động của các nhà nước cướp biển Barbary ở khu vực Địa Trung Hải gồm: (1) những nỗ lực tăng cường ngoại giao với Pháp để chống cướp biển; (2) đấu tranh nội bộ để hình thành đường lối ngoại giao với các nhà nước cướp biển; (3) kí kết các hiệp ước ngoại giao với các nhà nước cướp biển để duy trì hòa bình. Kết quả nghiên cứu khẳng định: (1) việc lựa chọn giải pháp ngoại giao để chống cướp biển là phù hợp; (2) hoạt động ngoại giao mang tính tạm thời, không giải quyết triệt để nạn cướp biển, (3) các hoạt động ngoại giao đã tác động đến nước Mỹ trên mọi phương diện trong việc chống cướp biển. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào làm rõ lịch sử chống cướp biển Barbary của nước Mỹ ở khu vực Địa Trung Hải và lịch sử ngoại giao nước Mỹ buổi đầu thời kì độc lập.</p> Nguyễn Văn Sang Trần Tấn Nghĩa Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 419 426 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94580 <p>Việc hình thành hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần tăng thêm lòng yêu thích, cũng như trách nhiệm của sinh viên đối với việc rèn luyện sức khỏe của bản thân. Trên cơ sở nghiên cứu các vần đề về lý luận, bài báo nhằm đánh giá thực trạng hứng thú học tập của sinh viên khối không chuyên đối với môn học Giáo dục thể chất trong Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Nội dung nghiên cứu thông qua 04 phương pháp sau: phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp toán học thống kê. Để nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất khối cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, từ việc nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên khối không chuyên đối với môn học Giáo dục thể chất, tác giả đã đề xuất được 06 biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên trong nhà toàn nhà trường nói chung và SV khối không chuyên nói riêng.</p> Nguyễn Nhạc Mã Thiêm Phách Nguyễn Huy Ánh Lê Dung Nhi Nguyễn Xuân Trường Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 427 434 ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN PHÙ HỢP VỚI SINH VIÊN THẾ HỆ MỚI https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94582 <p>Thanh niên Thế hệ Z với quá trình trưởng thành và xã hội hóa khác biệt đòi hỏi các tổ chức phải vận động liên tục để thích ứng. Các hoạt động tình nguyện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không nằm ngoài xu thế trên, cũng cần phải đổi mới để duy trì sự quan tâm của thế hệ này. Thế giới quan của sinh viên được hình thành trong môi trường kỹ thuật số sẽ có những điều gì đáng lưu ý, đâu là động lực cũng như mục tiêu khi tham gia những hoạt động tình nguyện và tổ chức Đoàn cần thay đổi cách thức hoạt động ra sao? Bằng cách tiến hành tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về thế hệ, bài viết đề cập đến đặc điểm tính cách, hành vi cũng như nhận thức về hoạt động tình nguyện của sinh viên Thế hệ Z, từ đó, phân tích và đề xuất cách tiếp cận phù hợp cho tổ chức Đoàn thông qua hoàn thiện phương thức tổ chức, quản trị truyền thông và gắn hoạt động tình nguyện với đào tạo. Dựa trên kết quả phân tích những yếu tố được xem là thách thức, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp mang hàm ý khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động tình nguyện của tổ chức Đoàn trong trường đại học.</p> Trương Văn An Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 435 443 ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GOOGLE CALENDAR ĐỂ QUẢN LÝ THỜI GIAN CHO SINH VIÊN QH-2022-X-QLTT, KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94583 <p>Hiện nay, nhờ ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho hàng loạt những ứng dụng giúp quản lý thời gian lần lượt ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều cá nhân. Nhưng nhìn chung các ứng dụng cũng như phương pháp ra đời đều tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự tiếp cận và mang lại vai trò to lớn cho người sử dụng như Google Calendar. Thông qua việc tiến hành điều tra và phân tích thực trạng việc quản lý thời gian của sinh viên, nghiên cứu nhằm định hướng đúng đắn phương pháp nhằm quản lý thời gian hiệu quả cho sinh viên với ứng dụng Google Calendar. Để tiếp cận với nghiên cứu, hai phương pháp chính được sử dụng là khảo sát và nghiên cứu tài liệu nhằm khai thác sâu vào vấn đề. Nghiên cứu đã đề xuất ra phương pháp quản lý thời gian hiệu quả, khoa học cho sinh viên, đồng thời chỉ ra một số hạn chế mà sinh viên mắc phải trong quản lý thời gian. Qua đó, tác giả mong muốn phổ biến công cụ Google Calendar tới nhiều sinh viên hơn nữa và tạo điều kiện giúp cho các bạn sắp xếp thời gian hợp lý hơn trong sinh hoạt.</p> Vũ Việt Anh Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 444 455 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94584 <p>Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, thành phố Đà Nẵng càng đặc biệt coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Với sự quyết tâm cao của chính quyền thành phố trong việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đã tạo được nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ đáp ứng yêu cầu công việc đòi hỏi tri thức, kỹ năng, tiên tiến, hiện đại, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Đà Nẵng đã tăng gần gấp 2 lần so với năm 1997 và tăng 1,2 lần so với năm 2010. Bên cạnh kết quả đạt được, vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cả trong chỉ đạo xây dựng chủ trương, chính sách lẫn trong triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.</p> Lê Thị Ngọc Hoa Võ Văn Khoa Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 456 465 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN THU NHẬP HỘ NGHÈO HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94586 <p>Nghiên cứu tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập hộ nghèo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tổng hợp một số công trình và chỉ ra sự tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu thực trạng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglass, ứng dụng phần mềm Stata để đánh giá tác động của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với thu nhập hộ nghèo. Kết quả phân tích cho thấy tuổi của chủ hộ, số vốn vay, số nhân khẩu, số lao động, trình độ của chủ hộ, tài sản của hộ, lãi suất vay, vùng miền sinh sống của hộ nghèo có tác động đến thu nhập của các hộ nghèo. Từ kết quả của nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng, bài viết đưa ra khuyến nghị một số chính sách để nâng cao hơn nữa hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội đối với các hộ nghèo với mục tiêu giúp hộ nghèo mở rộng sản xuất, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống.</p> Vũ Bạch Điệp Mai Việt Anh Lê Văn Hiếu Đặng Tất Thắng Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 466 474 ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ CỦA PANASONIC TẠI THỊ PHẦN VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/94587 <p>Khía cạnh chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ hậu mãi do Panasonic Việt Nam cung cấp tại trung tâm bảo hành. Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét các yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ của mô hình SERVQUAL liên quan đến sự hài lòng của khách hàng. Cụ thể hơn, mô hình giả thuyết được đề xuất để kiểm tra xem mỗi thành phần của chất lượng dịch vụ ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của khách hàng. Dữ liệu khảo sát được thu thập với 210 phiếu khảo sát hợp lệ và được phân tích bằng chương trình thống kê SPSS 20 và AMOS để đánh giá chính xác hơn mô hình giả định. Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng trong số năm yếu tố: Tính hữu hình, Khả năng đáp ứng, Độ tin cậy, Sự đảm bảo và Sự đồng cảm, hai khía cạnh quan trọng nhất liên quan đến sự hài lòng của khách hàng là Tính hữu hình và Khả năng đáp ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy Độ tin cậy, Sự đảm bảo và Sự đồng cảm có rất ít tác động đến sự hài lòng của khách hàng trong trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ bảo hành của Panasonic.</p> Hồ Nguyên Như Ý Nguyễn Thị Kim Duyên Nguyễn Minh Đường Bản quyền (c) 2024-03-31 2024-03-31 229 03 475 482