ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN KALI NHẢ CHẬM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DƯA CHUỘT TẠI THÁI NGUYÊN

  • Hà Xuân Linh
  • Trần Quốc Toàn
Từ khóa: Dưa chuột; Phân nhả chậm; Kali; Sinh trưởng; Phát triển; Năng suất

Tóm tắt

Phân bón nhả chậm có kiểm soát đã được nghiên cứu và sử dụng ngày càng rộng rãi, việc phát triển các loại phân nhả chậm hoặc có kiểm soát mới là rất quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện vào vụ Đông - Xuân năm 2019 để đánh giá ảnh hưởng của phân bón kali nhả chậm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dưa chuột Amata765 trồng tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 04 công thức và 03 lần nhắc lại. Ba công thức phân bón nhả chậm với các liều lượng khác nhau là 120 kg K2O/ha, 84 kg K2O/ha, và 60 kg K2O/ ha được sử dụng để so sánh với công thức đối chứng sử dụng phân thông thường (120 kg K2O/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức sử dụng phân bón nhả chậm với liều lượng 84 kg K2O/ha phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tại công thức này, mặc dù thời gian sinh trưởng cần lâu nhất (70 ngày), kết quả ghi nhận các chỉ số về tăng trưởng cao nhất như số quả cho một cây (29,1), độ dài của quả (20,13 cm), đường kính của quả (4,16 cm), và độ dày thịt của quả (1,36 cm). Bên cạnh đó, tại công thức này còn ghi nhận năng suất thực thu cao nhất (19,81 tấn/ha) trong cả 4 công thức thí nghiệm.

Tác giả

Hà Xuân Linh

Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

Trần Quốc Toàn

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-21
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)