ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI HẦM LÒ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VINACOMIN HÀ LẦM, QUẢNG NINH BẰNG MÀNG LỌC ULTRA FILTRATION (UF)

  • Hoàng Quý Nhân
  • Đặng Thị Thái Hà
Từ khóa: Khai thác than; Hà Lầm; Hệ thống xử lý; Màng lọc UF; Nước thải

Tóm tắt

Ô nhiễm nguồn nước đã và đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng và xã hội. Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu về nguồn nước thải sau khai thác của mỏ than hiện nay là vấn đề cấp thiết, được các nhà khoa học và quản lý quan tâm. Mục tiêu bài báo đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của công ty cổ phần than VINACOMIN Hà Lầm, Quảng Ninh bằng màng lọc ultra filtration. Điều tra được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, vào cuối mùa khô và giữa mùa mưa, tập trung nghiên cứu về nước thải phát sinh từ quá trình khai thác, sản xuất và chế biến than tại các khu vực của Công ty. Qua nghiên cứu cho thấy nước thải hầm lò của công ty có mức độ ô nhiễm tương tự như phần lớn nước thải khai thác hầm lò. Qua hệ thống màng lọc sau xử lý, nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép theo cột B QCVN 40:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp; các giá trị như pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), các kim loại và kim loại nặng như Fe, Mn,... đều nằm trong ngưỡng cho phép và được phép thải ra ngoài môi trường.

Tác giả

Hoàng Quý Nhân

Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

Đặng Thị Thái Hà

Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-27
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)