PHƯƠNG PHÁP SHADOWING VÀ NĂNG LỰC NGHE HIỂU CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

  • Nguyễn Thị Minh Thảo, Nguyễn Văn Tưởng
Từ khóa: Kỹ thuật shadowing; Khả năng nghe hiểu; Cải thiện; Quy trình thực hành shadowing; Thái độ

Tóm tắt

Shadowing được ví như một trong những kỹ thuật trực quan nhất, hiệu quả nhất để nâng cao năng lực nghe tiếng Anh. Đây là vấn đề được các học giả quan tâm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở Việt Nam để xem xét hiệu quả của kỹ thuật này đối với năng lực nghe ngoại ngữ. Do đó, các tác giả tiến hành nghiên cứu những tác động của kỹ thuật shadowing nhằm tăng khả năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu cũng nhằm tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc áp dụng quy trình thực hành kỹ thuật shadowing trên lớp và ở nhà. Hai mươi tám sinh viên tham gia vào nghiên cứu thực nghiệm kéo dài trong một tháng, được chia ngẫu nhiên thành các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Dữ liệu được thu thập từ các bài kiểm tra trước và sau với hai nhóm sinh viên này; qua phỏng vấn năm sinh viên từ nhóm thực nghiệm; và quan sát quá trình thực hành shadowing tại lớp và ở nhà của nhóm này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kỹ thuật shadowing có ảnh hưởng đến việc cải thiện khả năng nghe của sinh viên, đồng thời sinh viên cho thấy thái độ tích cực đối với các quy trình thực hành shadowing. Các tác giả hy vọng mang đến thông tin bổ ích và một cái nhìn rõ nét hơn về kỹ thuật shadowing cho giảng viên và học giả trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Thảo, Nguyễn Văn Tưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-24
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)