NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA - KHOAI TÂY (SRI ĐỐI VỚI LÚA VÀ PHƯƠNG PHÁP TỐI THIỂU ĐỐI VỚI KHOAI TÂY) TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

  • Hoàng Văn Phụ, Hà Xuân Linh, Đặng Hoàng Hà
Từ khóa: Hệ thống thâm canh lúa (SRI); Phương pháp làm đất tối thiểu; Lúa; Khoai tây; Phát triển bền vững

Tóm tắt

Mô hình luân canh lúa/khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu (SRI-GMP) được xây dựng và triển khai tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2018 - 2019. Nghiên cứu nhằm so sánh giữa canh tác lúa thông thường (độc canh lúa không áp dụng SRI là đối chứng); độc canh cây lúa có áp dụng SRI; và SRI-GMP. Áp dụng SRI-GPM thúc đẩy cân bằng sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính, giúp người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năng suất khoai tây đạt 25 tấn/ha làm tăng thu nhập từ 4,9 triệu đồng/ha, 210,5 nghìn đồng/ngày công và 1,09 đồng/đồng vốn đầu tư ở canh tác lúa độc canh thông thường lên 141,3 triệu đồng/ha, 644,4 nghìn đồng/ngày công và 2,75 đồng/đồng đối với vốn đầu tư khi áp dụng SRI-GPM tương ứng. SRI-GPM đã tạo ra sự kết nối hợp tác giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và chính quyền, tạo cơ hội cho nông dân tham gia vào chuỗi giá trị nâng cao giá trị gia tăng và ổn định kinh tế cho người dân địa phương.

Tác giả

Hoàng Văn Phụ, Hà Xuân Linh, Đặng Hoàng Hà

Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-02
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)