PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ XÂY DỰNG ĐỀ THI: MỘT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ỨNG ĐÁP CÂU HỎI

  • Nguyễn Văn Cảnh, Phạm Văn Tặc
Từ khóa: Lý thuyết ứng đáp câu hỏi; Câu hỏi trắc nghiệm khách quan; Đường cong thông tin; Phần mềm R (gói ltm); Phần mềm GeoGebra

Tóm tắt

Bài viết trình bày kết quả ứng dụng lý thuyết ứng đáp câu hỏi với mô hình 2 tham số vào việc phân tích, đánh giá câu hỏi và xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan. Dựa trên việc phân tích dữ liệu kết quả thi của sinh viên (không thuộc chuyên ngành Tiếng Anh) đối với các đề thi Tiếng Anh 1 được sử dụng tại Trường Đại học Đồng Tháp từ năm 2017 đến 2021 bằng phần mềm R (gói ltm), nghiên cứu đã chỉ ra những câu hỏi đạt yêu cầu, đủ điều kiện để sử dụng trong các đề thi và những cầu hỏi chưa đạt yêu cầu, cần phải được xem xét lại để điều chỉnh, cải tiến. Trong đó, một số câu hỏi được sử dụng trong các đề thi có dấu hiệu bất thường, vi phạm nghiệm trọng về giới hạn giá trị các tham số độ khó, độ phân biệt cần phải được loại bỏ ra khỏi đề thi. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy các đề thi trên đều có ý nghĩa đo lường mức năng lực khá thấp (dưới 0.0 theo thang đo năng lực). Bên cạnh đó, nghiên cứu đã giới thiệu cách vận dụng công cụ đường cong thông tin vào việc xây dựng các đề thi giúp đo lường chính xác năng lực của người học dựa trên các tham số đặc trưng của các câu hỏi.

Tác giả

Nguyễn Văn Cảnh, Phạm Văn Tặc

Trường Đại học Đồng Tháp

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-07
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)