XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẲNG TRỊ MƯA NĂM KHU VỰC TÂY NGUYÊN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

  • Trần Thiết Hùng
  • Nguyễn Vũ Việt

Tóm tắt

Đối với các lưu vực kín, đặc biệt là phần thượng nguồn các lưu vực sông, lượng mưa trên lên vực phản ánh được mức độ giàu, nghèo về tài nguyên nước của lưu vực. Khu vực Tây Nguyên bao gồm phần thượng lưu của 4 lưu vực sông lớn, tài nguyên nước ở khu vực này gắn với tài nguyên nước mưa. Diện tích Tây Nguyên khá rộng lớn với các dạng địa hình khác nhau, lượng mưa năm cũng có sự phân bố rõ rệt theo không gian. Việc thể hiện sự phân bố lượng mưa theo không gian trên bản đồ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tài nguyên nước của vùng và là cơ sở tính toán tài nguyên nước cho từng lưu vực cụ thể trong phạm vi nghiên cứu. Từ số liệu quan trắc của các đo mưa trong vùng, bằng các phương pháp và công cụ khoa học, bài báo đã xây dựng bản đồ đẳng trị mưa năm vùng Tây nguyên phục vụ các nghiên cứu, tính toán các đặc trưng khí tượng thủy văn, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp lưu giữ nguồn nước cho khu vực Tây Nguyên.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-16
Chuyên mục
Bài viết