Đánh giá thực trạng và giải pháp nghiên cứu về sạt lở đất ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

  • Đoàn Viết Long
  • Nguyễn Chí Công
  • Nguyễn Quang Bình
  • Nguyễn Tiến Cường
Từ khóa: sạt lở đất, phương pháp đánh giá cấp độ sạt lở, yếu tố gây sạt lở, mô hình xác suất thống kê, vùng miền núi Việt Nam.

Tóm tắt

Việt Nam là quốc gia có địa hình đồi núi dốc và nằm trong vùng mưa nhiệt đới gió mùa, do đó sạt lở đất diễn ra khá phổ biến và được xếp vào loại thiên tai nguy hiểm. Các nghiên cứu về sạt lở đất đã được quan tâm thực hiện giúp ích trong công tác quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai. Nghiên cứu này trình bày tổng quan các phương pháp đánh giá cấp độ sạt lở đất trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng nghiên cứu sạt lở đất ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 và đề xuất những giải pháp nghiên cứu phù hợp tiếp theo. Kết quả chỉ ra rằng, phương pháp sử dụng phố biến trong đánh giá cấp độ sạt lở đất ở Việt Nam là đánh giá không gian bằng các mô hình xác suất thống kê. Bên cạch đó, những hạn chế về cơ sở dữ liệu của các yếu tố gây sạt lở vẫn chưa giải quyết triệt để. Những đề xuất nhằm cải thiện các hạn chế trên được thảo luận và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-10
Chuyên mục
Bài viết