Ứng dụng GIS và phương pháp chỉ số thống kê trong xây dựng bản đồ nhạy cảm trượt lở đất khu vực thành phố Bắc Kạn

  • Nguyễn Tiếp Tân
  • Nguyễn Hồng Trường
  • Đỗ Văn Vững
Từ khóa: trượt lở đất, yếu tố gây trượt lở, mô hình thống kê, cảnh báo trượt lở đất

Tóm tắt

Khu vực miền núi phía Bắc có địa hình sườn đất dốc, nhiều núi cao,...nên trượt lở đất diễn ra khá phổ biến và là một loại hình thiên tai nguy hiểm. Trong nghiên cứu này, hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) và phương pháp thống kê đã được áp dụng để xây dựng bản đồ nhạy cảm trượt lở đất khu vực thành phố Bắc Kạn. Bản đồ được xây dựng trên cơ sở tích hợp có trọng số các yếu tố về điều kiện và nguyên nhân gây trượt lở như: địa chất thạch học, địa mạo, vỏ phong hóa, địa chất công trình, độ dốc, độ cao,… và các hoạt động của con người (sử dụng đất). Đánh giá độ chính xác của mô hình chỉ số thống kê cho thấy mô hình có độ chính xác tương đối cao khi các điểm trượt lở hầu hết xảy ra trên các khu vực nhạy cảm với trượt lở Rất mạnh và Mạnh. Khu vực cảnh báo trượt lở Rất mạnh, mức đảm bảo là 63,83%, tiếp đó lần lượt là các vùng nhạy cảm với trượt lở Mạnh, Trung bình và Yếu có các mức đảm bảo dự bảo trượt là 29,79; 4,26 và 2,13%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-21
Chuyên mục
Bài viết