Chính sách hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên vùng đất chuyển đổi từ lúa sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • Trần Văn Đạt
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Doãn Quang Huy
Từ khóa: chính sách, hỗ trợ, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Việt Nam đang đứng trước các thách thức liên quan đến quản lý tài nguyên nước, đặc biệt ở vùng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm vùng hạ lưu sông Mê Công, chịu sự chi phối sử dụng nước quốc gia thượng nguồn, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, vùng cũng đứng trước thách thức nội tại trong quá trình phát triển nông nghiệp liên quan đến sử dụng tài nguyên nước. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang các cây ăn trái và cây màu nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Các hộ áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tưới tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng và giảm các chi phí nước, năng lượng, phân bón và lao động. Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường của khu vực. Nhiều nước trên thế giới triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở địa phương cần tập trung vào các nội dung như mức hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, định mức hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, quy mô diện tích hỗ trợ cho cá nhân và tổ chức, quy trình và thủ tục, và tuyên truyền nâng cao nhận thức

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-19
Chuyên mục
Bài viết