Ứng dụng viễn thám và gis đánh giá biến động đường bờ khu vực cù lao Phú Đa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

  • Lê Văn Tuấn
  • Nguyễn Đàm Quốc Huy
Từ khóa: Cù lao Phú Đa, công cụ DSAS, biến động đường bờ, GIS

Tóm tắt

Sự phát triển của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã đóng góp đáng kể vào các nghiên cứu môi trường nói chung và sự dịch chuyển bờ sông, bờ biển nói riêng. Trong bài báo này, đường bờ cù lao Phú Đa (cồn Phú Đa và Phú Bình) trên sông Cổ Chiên (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), một khu vực đang có hiện tượng sạt lở diễn ra nghiêm trọng trong thời gian gần đây, đã được trích xuất theo phương pháp của Alesheikh dựa trên ảnh Landsat đa thời gian giai đoạn 1990 - 2020. Đồng thời, mức độ biến động bờ sông ở cù lao Phú Đa được tính toán bằng cách sử dụng hệ thống phân tích đường bờ kỹ thuật số (DSAS), một công cụ mở rộng của GIS. Kết quả cho thấy quá trình xói lở và bồi tụ luân phiên diễn ra trong thời kỳ 1990 − 2020 và xói lở đầu cồn chiếm ưu thế. Trong vòng 30 năm từ năm 1990 - 2020 tại khu vực cù lao Phú Đa diện tích xói lở đạt khoảng 125,46 ha, phạm vi xói lở nhỏ nhất là 10 m xuất hiện ở hai bên và đuôi cồn, biến động bờ sông tại điểm lớn nhất đạt tới 723,83 m tại đầu cồn phía Nam. Biến động bờ sông theo hướng bất lợi là một trong các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sạt lở diễn ra nghiêm trọng trong thời gian vừa qua.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-19
Chuyên mục
Bài viết