So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ dân tham gia tổ chức kinh tế tập thể trên vùng đất chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây ăn quả ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Thái Việt Anh
Từ khóa: kinh tế nông hộ, tổ chức kinh tế tập thể, chuyển đổi đất lúa, đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Hiệu quả kinh tế của nông hộ được xác định từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên biên Cobb-Douglas dựa trên kết quả khảo sát 60 hộ dân thuộc 3 tỉnh Long An, Vĩnh Long và Hậu Giang của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của nhóm nông hộ tham gia cao gấp 1,156 lần so với các hộ không tham gia tổ chức kinh tế tập thể trên vùng đất đã chuyển đổi từ cây lúa sang cây ăn quả. Sự khác biệt này sẽ gia tăng khi phát triển tổ chức kinh tế tập thể, thu hút được các thành viên tham gia trong dài hạn. Tổ chức kinh tế tập thể mang lại nhiều lợi ích như nâng cao trình độ, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững. Đồng thời, giúp xây dựng thương hiệu tập thể sản xuất, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức hợp tác kinh tế khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-20
Chuyên mục
Bài viết