ĐA DẠNG HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN

  • Dũng Lê
  • Nguyễn Tiến Cường
  • Đỗ Ngọc Đài
  • Mai Văn Chung
  • Phạm Hồng Ban
Từ khóa: Đa dạng; họ Long não; Nghệ An; KBTTN Pù Huống.

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu họ Long não (Lauraceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Huống, tỉnh Nghệ An, đã xác định được 73 loài thuộc 13 chi, trong đó có 15 loài thuộc 6 chi bổ sung cho Danh lục thực vật Pù Huống (2016). Các chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu là Cinnamomum - 19 loài, Litsea - 17 loài, Neolitsea -7 loài. Có 4 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.), Vù hương (Cinnamomum balansa Lecomte), Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y. Wu), Re cam bốt (Cinnamomum cambodianum Lecomte). Giá trị sử dụng của các loài cây họ Long não ở khu vực nghiên cứu ghi nhận 48 loài cây lấy gỗ, với 38 loài cho tinh dầu, 28 loài làm thuốc,16 loài cho dầu béo và 1 loài làm cảnh. Phổ dạng sống của cây chồi trên (Ph) của họ Long não ở KBTTN Pù Huống là Ph% = 13,70%Mg+45,20%Me + 38,36%Mi + 1,37%Na + 1,37%Lp. Có 3 yếu tố địa lý thể hiện ở thực vật họ Long não nơi đây là:  yếu tố nhiệt đới (39,74%), yếu tố đặc hữu (57,52%) và yếu tố ôn đới (2,74%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-21
Chuyên mục
Bài viết