Tình hình ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật và hóa lý trong thực phẩm tại Bắc Giang, giai đoạn 2017-2023
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thiết kế theo nghiên cứu hồi cứu. Tổng cộng có 8.825 mẫu thực phẩm (3.842 mẫu do khách hàng tự gửi đến, 328 mẫu thanh tra, kiểm tra và 575 mẫu giám sát trong chương trình mục tiêu an toàn thực phẩm hằng năm) được thu thập từ năm 2017- 2023 tại CDC Bắc Giang, trong đó kiểm nghiệm vi sinh là 4.745 mẫu và kiểm nghiệm hóa lý là 4.080 mẫu. Các mẫu được phân tích về vi sinh và hóa lý theo các Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam, mục 6.5 của Quyết định 46/2007/BYT. Kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu kiểm vi sinh không đạt là 11,53% và mẫu kiểm hóa lý không đạt là 0,64%. Trong các nhóm mẫu phân tích về vi sinh, cho thấy tỷ lệ nhiễm cao nhất nhóm rau, củ quả là 27,84%, nhóm đồ uống không cồn là 11,83%, và nhóm thịt và sản phầm từ thịt là 7,03%. Trong các nhóm mẫu phân tích về hóa lý, nhóm rau, củ quả vẫn cho thấy tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là 6,59%, kế đến là nhóm thịt và sản phẩm thịt là 1,07%. Tỷ lệ mẫu nhiễm vi sinh cao nhất từ mẫu giám sát là 21,91%, kế đến mẫu thanh, kiểm tra là 16,16% và mẫu từ khách hàng gửi là 9,58%. Tỷ lệ mẫu nhiễm hóa lý thì kết quả cho thấy mẫu thanh, kiểm tra có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 12,87%, mẫu từ khách hàng gửi đến là 0,33%, mẫu giám sát không có ô nhiễm về các chỉ tiêu hóa lý. Các tác nhân gây ô nhiễm từ các mẫu trong nghiên cứu này cho thấy nổi bật: Coliforms là 9,65%, bào tử nấm men - mốc là 7,48%, E.coli là 6,99% và tác nhân hóa lý: SO2 là 14,29% (mẫu riềng xay), NaHSO3 là 50% (mẫu măng ngâm).