Khảo sát hàm lượng 3 hoạt chất nhóm Ginsenoside trong nguyên liệu và một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Nhân sâm

  • Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm
Từ khóa: Nhân sâm, hồng sâm, ginsenoside, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nguyên liệu

Tóm tắt

Nhân sâm (Panax ginseng) là một dược liệu lâu đời được sử dụng trong y học cổ truyền. Tùy thuộc vào quy trình sản chế biến, nhân sâm thường được chia ra thành nhân bạch sâm (sâm tươi), hồng sâm và hắc sâm nhưng tất cả đều có chung các tác dụng như: bổ dương, chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, chống béo phì, hạn chế tiểu đường, điều hòa hệ thần kinh trung ương, chống ung thư. Trong số 3 sản phẩm chính từ nhân sâm, hồng sâm là một sản phẩm đã qua quá trình hấp và và sấy khô từ bạch sâm nhằm cải thiện tác dụng dược lý và giảm tác dụng phụ hơn so với nhân sâm tươi. Chất lượng của nhân sâm và hồng sâm phụ thuộc vào hàm lượng và tỉ lệ của 3 hoạt chất nhóm ginsenoside bao gồm: ginsenoside Rb1, ginsenoside Rg1, ginsenoside Rg3. Việc xác định 3 chất này là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ 2 lần (LC-MS/MS) được sử dụng để phân tích đồng thời hàm lượng 3 ginsenoside trong: 16 nguyên liệu chiết xuất nhân sâm hoặc hồng sâm và 55 thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chiết xuất nhân sâm hoặc hồng sâm ở Việt Nam. Kết quả thể hiện sự dao động lớn giữa hàm lượng và tỉ lệ của 3 ginsenoside trong mẫu nguyên liệu và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-09-30
Chuyên mục
Bài viết