Tối ưu hóa quá trình thủy phân gạo lứt nảy mầm bằng enzyme tạo đường khử cao sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng

  • Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm
Từ khóa: nước uống dinh dưỡng, thủy phân tinh bột, đường khử, gạo lứt nảy mầm

Tóm tắt

Quá trình thủy phân gạo mầm bằng cách sử dụng enzym α-amylase và glucoamylase sẽ giúp tăng hàm lượng đường khử, giảm độ nhớt, nâng cao sản lượng dịch sữa so với phương pháp chiết truyền thống. Thí nghiệm dịch hóa được bố trí hai nhân tố là các tỷ lệ cơ chất : nồng độ α-amylase và nồng độ α-amylase : thời gian thủy phân khác nhau. Thí nghiệm đường hóa được thực hiện dựa trên mô hình đa biến theo phương pháp Central Composite Design. Kết quả, tỷ lệ cơ chất 1 : 2, nồng độ α-amylase 0.5% (khoảng 11U/g starch) và thời gian thủy phân 50 phút được chọn làm cơ sở cho thí nghiệm tiếp theo. Phân tích phương sai trong mô hình hồi quy cho thấy mô hình bậc hai có ý nghĩa (p < 0,0001). Lack of fit (p > 0,05) điều này chỉ ra rằng mô hình phù hợp cho tất cả dữ liệu. Độ tin cậy của mô hình R2 = 0,993 cho thấy mô hình hồi qui đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu 99,3%. CV = 1,19% chứng tỏ độ chính xác và độ tin cậy của các thí nghiệm được thực hiện tốt. Điều kiện tối ưu cho quá trình đường hóa ở nồng độ glucoamylase 0,399% (khoảng 119.863U/g starch), nhiệt độ 59,813°C và thời gian 160,468 phút cho hàm lượng DE cao nhất là 25,245% và cao hơn so với phương pháp không dùng enzym (DE = 8,985 ± 0,062).

 

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-31
Chuyên mục
Bài viết