Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam

  • Minh Sang Võ
  • Văn Xê Đỗ
Từ khóa: Chi phí nội nguồn; lợi thế so sánh của gạo Việt Nam

Tóm tắt

Việt Nam nằm trong top 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo từ 2000 - 2015, lợi thế so sánh khá lớn, nhưng những năm gần đây giá trị xuất khẩu liên tục giảm, vậy Việt Nam còn lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo không? Nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam; (2) Phân tích nguyên nhân tác động đến lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo và (3) Đề xuất giải pháp nâng cao lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL, mẫu được chọn bằng phương pháp phân tầng ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu ghi nhận, Việt Nam đã không còn lợi thế so sánh trong xuất gạo từ năm 2013-2015. Việt Nam đã huy động nguồn lực xã hội đến 1,22 USD để sản xuất - xuất khẩu gạo, nhưng thu về chỉ được 1 USD, nguồn lực quốc gia sử dụng không còn hiệu quả. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu liên tục giảm, trong khi chi phí lại tăng. Giải pháp: (1) Quy hoạch lại khâu tổ chức sản xuất, nhằm cân đối cung - cầu về số lượng và gia tăng chủng loại gạo chất lượng cao, để tăng giá xuất khẩu; (2) Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất - chế biến và (3) Nâng cao giá trị thương hiệu gạo Việt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-12
Chuyên mục
Bài viết