CẢNH QUAN VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0021

  • Bùi Linh Huệ
  • Nguyễn Diệu Linh
Từ khóa: Lan Khai, cảnh quan, thiên nhiên, con người miền núi, truyện đường rừng, phê bình sinh thái, diễn ngôn.

Tóm tắt

Các sáng tác đường rừng của Lan Khai được độc giả đương thời đặc biệt yêu thích, không chỉ bởi “hương vị xứ lạ” (exotic) mà còn bởi góc nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn với cảnh quan và con người miền núi. Cái nhìn lí tưởng về mối quan hệ nhất thể giữa con người với thiên nhiên trong văn học trung đại, hay ảo tưởng về sự hòa hợp, thống nhất giữa con người với tự nhiên trong văn chương lãng mạn đều bị làm xói mòn trong những tác phẩm đường rừng của Lan Khai. Nghiên cứu này chỉ ra con người và tự nhiên miền núi trong truyện đường rừng của Lan Khai đã không còn mang màu sắc phân cực “trung châu”\ “ngoại vi” và “văn minh”\ “bán khai” như trong văn học trung đại và du ký hiện đại trên báo Nam Phong. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-05